(NĐ&ĐS) - Để góp phần cùng các thầy cô bám trường dạy chữ, truyền cảm hứng học tập, tìm tòi, khám phá thế giới cho học sinh Nậm Chà, thư viện The Morning VIII đã được các giáo viên, học sinh, phụ huynh của Hệ thống giáo dục Ban Mai (Hà Nội) chung tay xây dựng tại Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà.
Cách Hà Nội hơn 700km, xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) là một trong những xã vùng cao còn nhiều khó khăn. Và để “gieo” con chữ trên mảnh đất với đa số là bà con dân tộc thiểu số cũng là điều không hề đơn giản.
Với diện tích xây dựng trên 60m2, thư viện The Morning VIII xây dựng tại Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà được trang bị đầy đủ bàn ghế, hệ thống giá sách, máy tính, máy in, biển bảng, cùng với hơn 2.500 đầu sách, tổng trị giá hơn 250 triệu đồng đã khánh thành vào ngày 16/9 vừa qua, góp phần hỗ trợ phát triển văn hóa đọc và thực sự trở thành trái tim tri thức giữa miền cao Nậm Chà.
Bà Mai Thị Lan Anh - Chủ tịch Hệ thống giáo dục Ban Mai (thứ 4 từ phải sang) hy vọng, thư viện The Morning VIII là cầu nối để các học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức, thế giới xung quanh
Được biết, thư viện The Morning là hành trình dự án phát triển cộng đồng với mục đích thắp sáng tình yêu đọc sách cho trẻ em các vùng miền khó khăn trên mọi miền của Tổ quốc.
Dự án được ra đời từ ý tưởng của Ban lãnh đạo Hệ thống Giáo dục Ban Mai.
Đây là kết quả của sự chung tay đóng góp của tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh Hệ thống Giáo dục Ban Mai cùng các đơn vị, tổ chức hảo tâm với mục đích chung tay chia sẻ khó khăn với học sinh vùng khó khăn.
Thầy Phạm Văn Ninh - Phó Hiệu trưởng nhà trường vừa treo biển trang trí thư viện, vừa chia sẻ: “Thư viện được xây trên bãi đất đầy đá sỏi của trường, là một niềm vui mừng khôn xiết cho học trò vùng cao khó khăn như Nậm Chà, tiếp thêm động lực để các thầy cô bám bản bám
Để dự án được triển khai, trong năm học 2018 -2019, Ban Phát triển Cộng đồng của nhà trường đã phát động nhiều phong trào gây quỹ thiện nguyện như: Làm đồ Handmade chào Giáng sinh 2019; Hội Chợ Tết 2019; Nuôi lợn đất siêu tốc; Trung thu Yêu thương.... để góp một phần kinh phí, chung tay xây dựng Thư viện.
Hơn 2.500 đầu sách mới đã có mặt trên các giá sách của thư viện
Đến nay, hoạt động xây dựng thư viện The Morning đã thực sự trở thành một truyền thống tốt đẹp và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý cha mẹ, thầy cô và các con học sinh trong Hệ thống Giáo dục Ban Mai.
The Morning đã góp phần gieo mầm niềm tin, ước mơ trong lòng mỗi đứa trẻ - là những chủ nhân tương lai của chính mảnh đất các em đang sinh sống, đã thực sự trở thành “trái tim tri thức” trên mọi vùng miền nơi thư viện dừng chân.
Nhà giáo Mai Thị Lan Anh – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Ban Mai chia sẻ: “Thư viện The Morning VIII là cầu nối để các con học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức, thế giới xung quanh.
Đây là một hành trình mang yêu thương, sự sẻ chia đến với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Các thầy cô giáo Ban Mai không chỉ mong muốn gieo thêm con chữ mà còn muốn truyền lửa, truyền năng lượng tích cực cho học sinh nơi đây. Các em sẽ viết tiếp câu chuyện của mình trên con đường đến nơi kiến thức, đến với những điều tươi đẹp trong cuộc đời”.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà:
Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà nằm bên bờ con suối lớn với một cây cầu tạm bắc qua suối. Đây là cây cầu tạm thứ 3 được bắc lên với những thân gỗ đeo đá nặng làm trụ đỡ, học sinh chạy qua là khẽ rung lên. Mặt cầu đan kết bằng nứa, tre ẽo uột, ọp ẹp.Học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc: Cống, Dao, H’Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ. Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ dưới xuôi lên phải học tiếng của trẻ - tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh.Em Lò Thị Thư (9 tuổi, dân tộc Cống – áo trắng) được một cô giáo Ban Mai tranh thủ dạy một số câu chào bằng tiếng Anh. Thư tiếp thu rất nhanh, phát âm khá chuẩn, được cô khen, ánh mắt em lấp lánh niềm vui. “Con rất thích được đi học. Thư viện nhiều sách thế này, con sẽ đọc mỗi tuần 1-2 quyển để hiểu biết về cuộc sống bên ngoài nhiều hơn nữa” – Thư hào hứng chia sẻ.Là một người con của Lai Châu đến từ huyện Mường Mô, về công tác và gắn bó với Nậm Chà từ năm 2010, thầy Lò Văn Lượng hiện đang là giáo viên thể dục và phụ trách công tác Đội ở trường. Thầy bày tỏ niềm vui khi trường có thư viện mới khang trang nhất huyện Nậm Nhùn. Tuy nhiên, thầy và trò nơi đây vẫn trăn trở với nhiều khó khăn cần phải vượt qua.Hiện tại Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường. Hơn 200 em thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 70.000 đồng/tháng/em, các em ở bán trú được hỗ trợ 460.000 đồng/tháng/em nuôi ăn ở tại trường.Xác định rõ chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời của chính các em nên trong nhiều năm qua, các thầy cô giáo miền xuôi lên công tác tại Nậm Nhùn không ngừng cố gắng trong công tác xóa mù chữ, phổ cập các chương trình giáo dục phổ thông, kết nối với những đơn vị thiện nguyện để chăm sóc và giáo dục con em dân bản được tốt hơn. Tuy nhiên, để thực sự có kết quả về lâu dài, học sinh Nậm Nhùn vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như những cây cầu an toàn đến trường
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.