chất độc hóa học
Chính sách với nạn nhân chất độc da cam: Từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn chưa bao quát hết các nạn nhân chất độc da cam
Chất độc hóa học mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971 đã gây ra hậu quả rất nặng nề đối với môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Nhận thức vấn đề này, ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội rất quan tâm trước việc đề ra các chủ trương, chính sách chăm lo cho những người nhiễm chất độc da cam, trong đó có người có công với cách mạng, những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và con đẻ của họ.
Đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin làm việc tại Đắk Nông
Sáng 14/6, Đoàn công tác Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông về tình hình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 43 ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam' trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Nhân rộng mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với nạn nhân chất độc hóa học
Tại hội nghị tổng kết Dự án chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2018-2022 vừa được tổ chức, Bộ Y tế cho biết, đã có hàng chục nghìn nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và người khuyết tật được lập hồ sơ quản lý sức khoẻ, được hướng dẫn khám chữa bệnh, phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà.