cảnh sát biển
Hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Cảnh sát biển Việt Nam
Việc xây dựng và phát triển Lực lượng Cảnh sát biển thành lực lượng chuyên trách, nòng cốt để thực thi pháp luật và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, chính đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật Cảnh sát biển Việt nam – Cơ sở pháp lý về hoạt động tuần tra, kiểm tra trên biển
Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển là một trong những nhiệm vụ quan trọng để lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thực thi pháp luật trên biển, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thông qua hoạt động này, lực lượng Cảnh sát biển sẽ kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống IUU
Chiều 08/8, tại thị trấn Sông Đốc, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát 4 phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản và Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cho chủ các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển, đồng thời kết hợp các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn.
Tăng cường tuyên truyền Luật Cảnh sát biển tới các cơ quan, đoàn thể địa phương
Luật Cảnh sát biển Việt Nam ra đời không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước về quản lý, bảo vệ biển, đảo mà còn tạo nền tảng pháp lý vững chắc để bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia trên biển.
Vị trí, ý nghĩa của Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Trong hơn 20 năm, lực lượng Cảnh sát biển đã khẳng định được vai trò, vị trí của lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển. Tuy nhiên, trong tình hình mới, với diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Pháp lệnh Cảnh sát biển năm 1998 và Pháp lệnh Cảnh sát biển sửa đổi, bổ sung 2008 đã bộc lộ nhiều bất cập.
Xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường năng lực quốc phòng, an ninh trên biển; xây dựng, phát triển Cảnh sát biển Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam - Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là công cụ sắc bén cho Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng biện pháp pháp luật; bảo vệ tài nguyên, môi trường, tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam trong hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết hợp tuyên truyền Luật Cảnh sát biển thông qua Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện đảo Phú Quý
Từ ngày 28 - 29/7, tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận; Huyện ủy, UBND huyện đảo Phú Quý, Báo Người Lao động tổ chức Chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân".
Những điểm mới trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018
Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Luật Cảnh sát biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Tăng cường tuyên truyền Luật Cảnh sát biển và các qui định về chống IUU cho ngư dân vùng ven biển
Chiều 22/7, Hải đội 102/Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển và các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định cho đội ngũ cán bộ cơ sở trên địa bàn thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam - Chìa khóa giữ gìn biển đảo Tổ Quốc
Ngày 19/11/2018 Luật Cảnh sát biển được Quốc hội khóa XIV thông qua. Kể từ khi ra đời, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với sự nỗ lực phấn đấu, phát huy trí tuệ tập thể và tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ và chiến sỹ đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh sát biển đó là kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật. Trong hơn 20 năm, lực lượng Cảnh sát biển đã khẳng định được vai trò, vị trí của lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa cho ngư dân bám biển
Việt Nam hiện có gần 1 triệu ngư dân trực tiếp làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, với khoảng 130,000 tàu cá và trong đó có hơn 30,000 tàu đánh bắt xa bờ. Họ là những người có dũng khí, dám mạo hiểm, bám biển trong mọi điều kiện khó khăn vất vả.
Ngày hội 'Thanh niên với biển đảo Tổ quốc'
Ngày 28/5, tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), Ban Thanh niên Quân đội, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 1, Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Bình, Tỉnh Đoàn và thị xã Ba Đồn phối hợp tổ chức Ngày hội "Thanh niên với biển đảo, Tổ quốc" và Chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân".