Bộ Y tế
Sốt xuất huyết gia tăng, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 18/7, cả nước ghi nhận trên 113.400 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 10.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó. Đến thời điểm này, cả nước đã có 39 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Bộ Y tế dự báo, ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Không tiêm vaccine nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn đến 5 lần
Hiện nay, tại Việt Nam, hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Bà Đào Hồng Lan bất ngờ khi nhận nhiệm vụ mới ở Bộ Y tế
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tin tưởng rằng “sau cơn mưa trời lại sáng”, ngành y tế sẽ tiếp tục lấy lại vị thế trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước.
Tăng cường phòng, chống hành vi thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thời gian qua, tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp. Truyền thông liên tục đăng các bài phản ánh về các đường dây đẻ thuê (mang thai hộ vì mục đích thương mại), mua bán tinh trùng/trứng/phôi đang bị các cơ quan chức năng điều tra và xử lý theo pháp luật.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc
Để rà soát các vướng mắc trong các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, chủ trương xã hội hoá, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, chủ động ban hành các quy định, hướng dẫn theo thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Bộ Tài chính đã có buổi làm việc với Bộ Y tế và các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất và có ý nghĩa trong phòng chống dịch bệnh
Theo Bộ Y tế, kháng thể bảo vệ của vaccine Covid-19 sẽ suy giảm theo thời gian, cụ thể 4-6 tháng. Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại là cần thiết để phòng mắc bệnh, tái mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới khó lường.
Tiêm vaccine nhắc lại mũi 3, mũi 4 phòng, chống dịch COVID-19 là hết sức quan trọng
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và hiện đang xuất hiện các biến chủng mới.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4
Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, nhất là việc biến chủng mới BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin Covid-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên...
Bộ Y tế làm gì để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế
Đại dịch Covid-19 không chỉ làm thay đổi các yêu cầu với công việc mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các nhân viên y tế.
Đối tượng nào cần tiêm phòng vaccine COVID-19 mũi 4?
Với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm vaccine mũi 3 đạt tỉ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc mũi thứ 4.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Bộ Y tế ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2027
Sáng 1/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Y tế giai đoạn 2022-2027 và Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ giáo dục FutureLang trong thực hiện các hoạt động và tuyên truyền các giá trị nhân đạo, giai đoạn 2022 – 2025.
Khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị và vật tư y tế
Thường trực Chính phủ yêu cầu khẩn trương tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương; chỉ đạo các tỉnh, các cơ sở y tế khẩn trương tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm...
Thực trạng "chảy máu chất xám" trong hệ thống y tế công lập, người bệnh nghèo chịu thiệt thòi
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong gần 2 năm có gần 900 nhân viên y tế, bác sĩ ở Hà Nội xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Tại TP.HCM cao hơn khi chỉ tính riêng năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và tính riêng quý 1/2022 đã có gần 400 người nghỉ việc.
Yêu cầu báo cáo tình trạng nhân viên y tế nghỉ hoặc bỏ việc
Hàng ngàn nhân viên y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc vì áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, trong khi lương không đủ sống.
Các địa phương phải vừa chống dịch COVID-19, vừa nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết
Theo báo cáo của các địa phương, đến hết ngày 24/6, cả nước ghi nhận khoảng 77.000 ca sốt xuất huyết. Con số này tăng khoảng hơn 10.000 ca so với tuần trước đó. Đã có 30 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Mở rộng hơn đối tượng tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 mũi 4
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về đối tượng tiêm, liều lượng tiêm và loại vaccine phòng COVID-19, đối tượng tiêm mũi 4 đã được mở rộng hơn.
Yêu cầu 4 tỉnh, thành phố tăng cường triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19
Nếu các địa phương không nhận vaccine COVID-19 hoặc để vaccine tồn không sử dụng trong khi vẫn còn người dân chưa được tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để xảy ra dịch tại địa phương thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm
Trong những tuần gần đây, số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số bệnh viện
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp với Hội thiết bị Y tế Việt tổ chức hội thảo và Triển lãm Công nghệ Y tế 4.0 (MEDTECH 4.0).