(NĐ&ĐS) - Sáng 3/10, người dân trên đảo Sulawesi của Indonesia lại đối mặt với mối nguy hiểm mới khi ngọn núi lửa Soputan phun trào.
Trong khi người dân còn chưa hết kinh hoàng và các lực lượng cứu hộ đang phải chạy đua với thời gian để tìm người sống sót sau động đất, sóng thần ở Indonesia, thảm họa thiên nhiên lại tiếp tục hoành hành tại hòn đảo Sulawesi.
Theo RT đưa tin, núi lửa Soputan, cao 1.809m so với mực nước biển, nằm trên đảo Sulawesi - nơi vừa xảy ra thảm họa kép khiến hàng nghìn người chết, vừa phun cột khói cao 4.000m vào sáng 3/10.
Giới chức đã phát đi cảnh báo cấp độ 3, chưa có bất cứ thông báo nào về thương vong sau vụ việc. Người dân xung quanh bán kính 4km đã được yêu cầu di tản để tránh nguy cơ bị thương vì đá hoặc dung nham trong các đợt phun trào sắp tới (nếu có), khuyến cáo sử dụng khẩu trang để giảm thiểu các vấn đề về hô hấp. Tro bụi đã phun thành cột cao đến 4km trên không trung song không gây ảnh hưởng đến các chuyến bay.
Được biết, núi lửa Soputan hoạt động chỉ 5 ngày sau thảm họa kép đầy kinh hoàng khiến hàng ngàn người thiệt mạng mà cho tới hiện tại những ảnh hưởng của nó vẫn chưa thể nào thống kê hết được.
Công tác cứu hộ đang được gấp rút tiến hành nhưng một số nơi vẫn chưa thể tiếp cận được do bị tàn phá nặng nề. Quân đội Indonesia đã điều máy bay mang hàng viện trợ, cũng như bổ sung nhiều nhân lực để khắc phục hậu quả của thảm họa kép.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.