Với địa hình nhiều đồi núi, Việt Nam được xem là quốc gia có những cung đường nguy hiểm, dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết mưa phùn, độ ẩm cao, tầm nhìn bị hạn chế, việc điều khiển phương tiện trên những cung đường đèo, đường dốc càng khó khăn hơn. Có rất nhiều những nguyên tắc để giúp bạn giữ được an toàn cho mình, nhưng có thể tổng hợp thành các lưu ý chính dưới đây.
Kiểm tra, bảo dưỡng xe, hệ thống phanh, lốp xe trước mỗi chuyến đi
Trước mỗi chuyến đi, đặc biệt là những đoạn đường qua những con đèo dài và hiểm trở như Khau Phạ (Yên Bái), Ô Quý Hồ (Lai Châu) hay Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)... hãy đưa xe đến gara để kiểm tra toàn bộ các chi tiết quan trọng như hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh… Việc này không những đảm bảo cho chiếc xe ở trong tình trạng vận hành tốt nhất, mà hơn thế, còn là hành động mang lại cho bạn sự tự tin trước khi lên xe.
Và với hành trình đã định có những con đèo/dốc dài, lên tới hàng chục km, việc bố trí thời gian và địa điểm dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp bạn và chiếc xe nghỉ ngơi trước những cung đường khó.
Giữ tốc độ xe không quá nhanh khi lên dốc và xuống dốc
Việc giữ tốc độ phù hợp khi lên dốc và xuống dốc là yếu tố quan trọng khi lái xe đường đèo dốc bởi điều kiện đường khá hẹp và các khúc cua gắt liên tục, tầm nhìn thấp nên việc chạy quá nhanh có thể dẫn đến những tình huống nghiêm trọng, người lái không xử lý kịp thời.
Nguyên tắc chung khi đi đường đèo dốc là ‘’lên số nào, xuống số đó’’ tuỳ vào độ dốc của các cung đường mà người lái có thể cho cần số về số 2 (nếu dộ dốc lớn) hay số 3, số 4 (độ dốc thấp, đường thông thoáng) khi lên dốc đảm bảo sức mạnh tạm thời để lên dốc, khi vượt xe. Khi xuống dốc, nếu độ dốc lớn có thể chuyển cần số về số 2 (để động cơ hãm tốc độ của xe, không cho xe trôi quá nhanh) và linh hoạt chuyển số khi đường vắng để động cơ không quá gằn.
Với xe số sàn thì việc chuyển lên số cao khá đơn giản, với các xe số tự động hay số vô cấp thì chuyển cần số sang vị trí bán tự động hay các chế độ lái S, L, hay D1, D2, D4 để điều tiết số, hãm tốc độ bằng động cơ.
Sử dụng phanh khi đi đường đèo dốc – tuyệt đối không rà phanh
"Mất phanh" là yếu tố nguy hiểm nhất thường xảy ra với những người lái xe trên đường đèo dốc. Thực chất quá trình mất phanh đến từ việc rà phanh liên tục của người lái nhằm điều tiết tốc độ của xe. Điều này khiến cho việc ma sát liên tục giữa má phanh và đĩa phanh, làm nhiệt độ tăng cao dễ xảy ra tình trạng bị kẹt phanh hay dầu phanh bị sôi, làm mất đi tác dụng bơm điều tiết các xi-lanh phanh dẫn đến hệ thống phanh bị vô hiệu hoá, mất phanh gây nguy hiểm.
Để hãm tốc độ cho xe khi đi đường đèo dốc thì bên cạnh việc hãm xe bằng chuyển cần số về các vị trí số thấp 1,2,3 để hãm tốc độ bằng động có thì cần sử dụng bàn đạp phanh cho hợp lý. Khi cảm thấy xe trôi quá nhanh thì cần đạp giữ phanh khoảng 3 giây để tốc độ xe chậm lại, đồng thời thay đổi số để động cơ không gào lên quá lớn hay chuyển số cao hơn. Khi xe đã chậm lại thì nhả phanh hoàn toàn để xe tự trôi. Tiếp tục lặp để điều tiết tốc độ xe cho đến khi xuống dốc. Không rà đạp phanh liên tục khi xuống dốc cũng như hạn chế việc sử dụng chân ga để tăng tốc xe quá nhanh ở các đoạn đường thẳng và tuyệt đối không sử dụng chân côn với xe số sàn để thả dốc.
Quan sát bản đồng hồ lái, nhiệt độ nước làm mát
Khi lái xe trên đường đèo dốc, động cơ của xe sẽ làm việc nhiều hơn so với khi đi trên đường bằng phẳng, hệ thống làm mát động cơ hoạt động hết công suất để đảm báo xe không quá nhiệt. Nếu động cơ của xe quá nóng thì nên dừng xe lại ở những đoan đường trống, tầm nhìn thông thoáng để xe tạm nghỉ trước khi xuất phát trở lại.
Quan sát độ dốc, các biển báo khúc cua
Việc quan sát độ dốc của các đoạn đường, biển báo khúc cua giúp bạn lường trước đoạn đường sắp đến và điều khiển chân ga, hộp số cho phù hợp cũng như muốn vượt xe an toàn.
Hạn chế ôm vạch chia đường khi đi đường đèo dốc
ĐIều kiện đường đèo dốc thường nhỏ hẹp hơn với với đường ở địa hình bằng phẳng nên việc lái xe trên các cung đường này đòi hỏi tính linh hoạt để đảm bảo tính an toàn cho mình và những xe chạy ngược chiều. Khi lái xe trên đường dốc cần chú ý quan sát, nhường đường cho các xe lớn hơn khi vào cua hay những xe gắn máy. Sử dụng còi hay nháy đèn báo hiện các xe khác khi tầm nhìn bị hạn chế.
Chú ý khi vượt xe trên đường đèo
Trong bất kỳ điều kiện đường xác nào, khi cần vượt xe đều phải chú ý quan sát điều kiện đường xá và có báo hiệu cho các xe phía trước bằng đèn, có thể là còi xe khi cần thiết để đảm bảo quá trình vượt xe được an toàn. Với đường đèo dốc thì vượt xe cần phải chú ý hơn do các đoạn cua liên tục, hạn chế tầm nhìn và độ dốc lớn khiến xe cần nhiều sức mạnh hơn. Khi vượt xe cần chú ý quan sát đường, đảm bảo không gian đủ an toàn để vượt lên, ra tin hiệu báo cho xe phía trước và chuyển cần số phù hợp để đủ sức mạnh cho xe vượt qua, hạn chế việc ‘’vượt xe đôi’’ (vượt cùng lúc 2-3 xe khi đi đường đèo nếu không thật sự chắc chắn).
Nhường đường cho xe khác khi vượt xe
Khi xe khác cần vượt trên đường đèo, hay nhường đường họ để quá trình vượt xe được an toàn cũng như điều tiết tốc độ, khoảng cách phù hợp để quá trình vượt xe của xe khác đảm bảo an toàn. Nếu phát hiện xe chạy ngược chiều phía trước hay có các vật cản nguy hiểm nên cảnh báo cho xe phía sau không được vượt bằng bật đèn xi-nhan trái báo hiệu.
Khi bạn đang chạy giữ tốc độ chậm và an toàn, nếu các xe phía sau muốn chạy nhanh hơn và đang ra tín hiệu để nhắc bạn chạy nhanh thì bạn có thể ra tín hiệu cho họ vượt lên trước bằng cách xi-nhan phải, cho xe vào sát lề để hỗ trợ họ vượt lên trên. Đừng vì các xe phía sau ép chạy nhanh để nhường đường và vượt quá tốc độ
Dừng lại ngắm cảnh hoặc nghỉ chân
Khi bạn có ý định dừng xe lại nghỉ chân hay bắt gặp một khung cảnh đẹp không thể nào bỏ qua, hãy quan sat những xe ở phía sau, bật đèn báo rẽ để thông báo cho các xe khác mình đang muốn đừng lại. Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột dẫn đến những xe phía sau không xử lý kịp, dễ gây ra tai nạn. Vị trí dừng xe cần trành các khúc cua tầm nhìn kém cũng như những đoạn đường hẹp gây cản trở đường lưu thông của các phương tiện khácdự dừng chân của mình. Bật đèn báo hiệu khẩn cấp khi cần thiết để đảm bảo tính an toàn hơn khi dừng xe trên đường đèo.