(NĐ&ĐS) - Nước đóng vai trò không thể thiếu đối với sự sống của loài người. Ngày nước Thế giới ra đời với mong muốn tìm kiếm các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (LHQ) về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14/6/1992, LHQ đã ra nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước thế giới, và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993.
Mỗi năm, LHQ lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thế giới để phản ánh những khía cạnh khác nhau về nước. Đây là một sự kiện quốc tế được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý của người dân trên khắp trái đất để thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt và góp phần tăng cường quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Ngày Nước thế giới năm 2018 có chủ đề “Nature for Water” (tạm dịch là “Nước với Thiên nhiên”) hướng đến tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tăng.
Lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm tài nguyên nước đang ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước chưa bền vững cùng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Dựa vào tự nhiên để quản lý và bảo vệ tài nguyên nước là một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết, ứng phó với các thách thức này đồng thời giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững “Đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người”.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nặng nề đến đời sống, sản xuất, môi trường, hạ tầng cơ sở, sức khỏe cộng đồng.
Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng là nước biển dâng và hiện tượng cực đoan của thiên tai, bao gồm cả lũ, bão, hạn, kiệt.
Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới trên quy mô quốc gia đã được Bộ TN&MT tổ chức thành hoạt động thường niên trong những năm qua. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng và giá trị của nước đối với đời sống.
Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cộng đồng dân cư và từng cá nhân hãy tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày nước Thế giới để góp phần tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên nước bằng những việc làm cụ thể: Sử dụng tiết kiệm nước, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước; trồng rừng để tái tạo nguồn nước; vận động cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước; tổ chức tuyên truyền về việc đăng ký khai thác nước dưới đất; tuyên truyền, phổ biến và chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.