Người phụ nữ từ bỏ công việc ổn định, xây "nhà" cho người cao tuổi

Đặng Thu Hằng
Với 22 năm công tác tại Đại sứ quán Nhật cùng kinh nghiệm chăm sóc các bệnh nhân đặc biệt là người cao tuổi, Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương luôn trăn trở với những hoạt động làm sao để tốt nhất cho người cao tuổi bằng sự tận tâm của một bác sĩ, chăm sóc người cao tuổi như chăm sóc chính cha mẹ và người thân của mình.

Càng đi nhiều, càng học nhiều, bác sĩ Bạch Dương càng hiểu không đơn giản để xây dựng ra một nơi cho người cao tuổi về sống, ở đó còn cần nhiều yếu tố: từ văn hóa, tư duy và mục đích trong chăm sóc, điều trị, ước mơ tạo dựng được mô hình bền vững ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Thụy Điển, … Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương đang từng bước xây dựng mô hình Chân trời mới với những điều bắt nguồn từ chính mong muốn của mình, dành những điều tốt nhất cho những người thân yêu, là cha mẹ, là anh chị em trong gia đình.

z5378633039362-8adc2c28400190b3b97d995c38a2e611-1713943162.jpg
Bác sĩ Hoàng Bạch Dương.

Ứớc mơ đến từ tâm sự của bố

Có rất nhiều người bén duyên với ngành y đều từ mong muốn được chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình, đó là bố, đó là mẹ, đó là anh chị em, đó là chồng, là vợ và các con.

Khởi đầu ước mơ đến với ngành y của bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương cũng đơn giản từ mong muốn của người bố, như Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương đã chia sẻ: “Nếu như nói về câu chuyện cá nhân thì có lẽ bắt đầu từ khi tôi bước vào những năm cuối của Đại học Y Hà Nội, khi đó bố tôi vừa mới nghỉ công tác ở Bộ Giáo dục và ông bắt đầu thực hiện những mơ ước của ông đó là dịch sách giáo khoa cho học sinh phổ thông và tiếp tục cống hiến cho khoa học. Bố tôi là PGS, TS đầu tiên của Việt Nam về Hóa học phân tích từ Lomonoxob về".

Bố tôi thích đọc và viết lắm, nhưng nếu ông ở nhà thì thường xuyên bị mẹ tôi sai vặt, vì vậy ông thường bị mất tập trung. Ông thường tâm sự với tôi rằng, “Ước gì có một viện dưỡng lão thật yên bình, để bố có thể vào đó để bố được tự do làm những điều mình muốn mà không bị mẹ con sai vặt. Bố sẽ có những khoảnh khắc được sống trong thế giới của bố mà không bị mẹ con cắt ngang…và nếu như sức khỏe của bố kém đi, bố vẫn có người trợ giúp bố đánh máy, giúp bố ghi lại cho hậu thế những kiến thức của mình” Lời nói của bố, ước mơ của bố đã thôi thúc tôi tìm hiểu, học hỏi về các mô hình chăm sóc người cao tuổi và các chính sách để có thể tạo dựng được mô hình bền vững ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Thụy Điển,.. Tôi hiểu câu chuyện không đơn giản như là xây dựng ra một khu rồi mời người cao tuổi về sống là xong. Để có được điều mà bố tôi mơ ước nó cần rất nhiều yếu tố: từ văn hóa bản địa, từ chính sách của Chính Phủ, từ nguồn nhân lực, năng lực tài chính, rồi tư duy và mục đích của chủ đầu tư… Vậy cần phải làm thế nào để dung hòa được mọi thứ trong điều kiện của mình và nếu không bắt đầu, khống dấn thân thì làm sao có thể tới đích được?”

Những điều đó cứ lớn dần và sau này dù đã công tác 22 năm ở Đại sứ quán Nhật Bản, bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương vẫn quyết định dấn thân và mở ra Trung tâm dưỡng lão Chân trời mới để thực hiện ước mơ của mình. Nơi đây đã có biết bao người cao tuổi được chăm sóc và có nhiều người coi đây là ngôi nhà thứ hai của mình với biết bao tình cảm.

Ông Thường – một khách hàng quen thuộc của Trung tâm Chăm sóc Chân trời mới đã chia sẻ “Mọi người ở đây rất tận tâm, ai cũng ấm áp và nhiệt tình nhất là đội ngũ điều dưỡng viên, đặc biệt trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi cảm thấy ấm áp hơn rất nhiều, các điều dưỡng như con, như cháu trong nhà”

z5378633278484-2f16fb43beff7213324dd377809c4075-1713943107.jpg
Niềm vui của người cao tuổi tại Trung tâm chăm sóc Chân trời mới.

Có những người cao tuổi ở lại tại Trung tâm Chăm sóc Chân trời mới, ngoài việc được chăm sóc sức khỏe, mọi người còn có không gian chung, có những không gian hoài niệm về thời bao cấp, có những người bạn mới để trò chuyện và bỗng nhiên ai cũng thấy nơi này như nhà mình, thấy gần gũi, thấy thân thương. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Văn còn làm thơ với những chia sẻ sâu sắc trong bài có tên

Từ chính tâm niệm của người đứng đầu cùng sự tận tâm và chăm sóc, nên ai đến với Trung tâm Chăm sóc Chân trời mới cũng an tâm, vui khỏe, đó là những nghĩa tình, đó là những tình cảm, là sự chân thành mà không có ở bất cứ bệnh viện nào. Nơi này mọi người đều nhắc tới Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương với một sự thân thương, bởi điều mà mọi người nhận được chính là tình yêu thương, sự tận tâm, nhiệt huyết và trách nhiệm. Mọi điều vĩ đại đều khởi nguồn từ những hành động nhỏ bé, và những hành động nhỏ bé ấy gắn kết mọi người và chạm tới trái tim của tất cả mọi người.

Dù khó khăn vẫn kiên định con đường đi tới ước mơ

Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương đã chia sẻ về những hành trình khó khăn của mình “Khởi nghiệp là lúc tôi thấy khó khăn nhất. Lúc đó tôi chỉ có vỏn vẹn vài trăm triệu đồng làm vốn. Kinh nghiệm thương trường là con số 0, quân thì chỉ có 1 điều dưỡng cứng và một vài nhân viên. Tôi đi thuê 1 khu của một bệnh viện gần như không hoạt động và bắt đầu lên ý tưởng theo mô hình mà tôi học được ở Nhật Bản.

May mắn, chúng tôi được một vài người bạn tin tưởng trao bố mẹ cho chúng tôi chăm sóc và tôi mời thêm được một số cụ có hoàn cảnh đặc biệt đến ở miễn phí. Chi phí nhiều, nguồn thu ít ỏi nên nhiều tháng lương bị chậm, các nhân viên còn động viên tôi: “cứ có cơm ăn là được rồi cô ạ, lương chậm chút cũng không sao”.

Chúng tôi bảo nhau tự làm hết mọi việc để cắt giảm chi phí đến mức tối đa, vì vậy mọi nhân viên đều đóng rất nhiều vai, nhân viên hành chính cũng lên chơi đùa và tập luyện cùng các cụ khỏe hơn để nhân viên chuyên môn có thời gian chăm sóc y tế cho các cụ yếu. Tất cả các nhân viên đều được đào tạo về sự lễ phép, sự dịu dàng và khả năng nhẫn nhịn khi giao tiếp với người cao tuổi nên hầu như rất hiếm khi có xung đột trong giao tiếp xảy ra.

Những người cao tuổi đầu tiên đến với chúng tôi là những người có sức khoẻ yếu, hoặc Alzheimer (mất trí nhớ) nặng, mợi sinh hoặt đều phải được hỗ trợ nên gây áp lực khá lớn cho nv chăm sóc vì vậy nguồn nhân lực chăm sóc luôn biến động.

Bên cạnh đó, văn hóa của người Việt Nam vẫn còn e ngại khi phải đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão vì sợ mang tiếng bất hiếu. Bản thân người cao tuổi thì vẫn chưa chấp nhận việc rời khỏi ngôi nhà thân quen đã gắn bó cả cuộc đời mình, rời xa con cháu đến một nơi xa lạ … và còn thói quen tiết kiệm, chắt chiu để dành lại cho con cháu cũng là một trở ngại.

Có những lúc tưởng chừng như không thể bước tiếp, có những lúc nghe câu hỏi của con mà không biết phải trả lời thế nào, nhưng cứ nhìn thấy nụ cười của các cụ, thấy sức khỏe các cụ ngày một tốt lên, thấy được niềm tin yêu và sự nỗ lực của nhân viên,.. tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh để bước tiếp.”

z5378633428638-3fefea687d94207e28c66c32227b6527-1713943107.jpg
Bác sĩ Hoàng Bạch Dương với các nhân viên của Trung tâm Chăm sóc Mặt trời mới.

Đến bây giờ Chân trời mới đã trở thành một hệ sinh thái y tế bao gồm một phòng khám chuyên khoa Y học gia đình và một Trung tâm Chăm sóc giảm nhẹ và Phục hồi chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết từ máy thở, mornitor theo dõi người bệnh, các thiết bị phục hồi chức năng cá nhân hóa với công nghệ AI,… tới nhiều hoạt động chăm sóc được cá nhân hóa ở cả nội trú tại Trung tâm và ngoại trú tại nhà người bệnh. Lấy người bệnh làm trung tâm là kim chỉ nam cho các hoạt động với cam kết Tận tâm – Đồng hành – Trách nhiệm.

Đó chính là thành quả của một hành trình dài nỗ lực, rèn luyện, tích lũy, quyết tâm. Sự động viên, khích lệ và tin tưởng của những người bạn thân thiết, những nhân viên và của chính những người cao tuổi đã gắn bó với trung tâm chính là động lực to lớn để Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương vẫn kiên định đi theo con đường mà mình đã chọn lựa.

Hành trình để hiện thực hóa ước mơ của Bác sĩ Hoàng Thị Bạch Dương gặp nhiều khó khăn, nhưng mỗi khó khăn lại mở ra một cánh cửa và có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học cho mình, để làm sao có được một địa chỉ chăm sóc tốt cho người cao tuổi, có ngôi nhà, có nơi để người cao tuổi được sống thoải mái, vui khỏe, không âu lo.

Những người cao tuổi luôn là cột phúc và chỗ dựa tinh thần cho biết bao gia đình, và ước mơ xây chung cư hoàn chỉnh các tiện ích cho người cao tuổi chính là ước mơ sẽ dành cho bao thế hệ gửi gắm và đặt niềm tin trọn vẹn với nơi này.

Chăm sóc người cao tuổi chỉ thành công khi đặt mọi tâm huyết và tình yêu thương, đó là điều mọi người cao tuổi cần hơn thuốc, cần hơn mọi sự can thiệp bằng thiết bị, bởi tinh thần dù thế nào vẫn là liều thuốc tốt nhất cho mọi hành trình, cho mọi ký ức tuyệt vời với cuộc đời mỗi con người.