Nga lưu hành lô vắc xin Covid-19 đầu tiên

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Bộ Y tế Nga đã lưu hành lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên có tên gọi Sputnik V. Dự kiến số vắc xin này sẽ tiêm chủng cho các tình nguyện viên trong tuần này.

Ngày 7/9, Bộ Y tế Nga tuyên bố: "Lô vaccine Sputnik V đầu tiên do Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya của Bộ Y tế Nga phát triển đã vượt qua các đợt thử nghiệm chất lượng và được đưa vào lưu hành. Nhiều lô vắc xin cũng đang được phân phối trên khắp các khu vực của Nga".

Nga_0
Vaccine Sputnik V do Trung tâm nghiên cứu Gamaleya tại Moscow, Nga phát triển. Ảnh: TASS

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko thông báo rằng, việc tiêm chủng vắc xin Sputnik V thuộc quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho các tình nguyện viên sẽ bắt đầu trong tuần này.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko thông báo đợt tiêm vắc xin Sputnik V cho các tình nguyện viên sẽ bắt đầu trong tuần này mặc dù vắc xin trên vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Nga phê chuẩn Sputnik V hôm 11/8, trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn vắc xin ngừa Covid-19. Đến nay khoảng 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm và mong muốn mua vắc xin này của Nga.

Nga lên kế hoạch sản xuất khoảng 200 triệu liều Sputnik V vào cuối năm nay, trong đó có 30 triệu liều cho nhu cầu nội địa.

Đầu tuần này, tạp chí y khoa The Lancet đã công bố các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của vắc xin Sputnik V, đồng thời lưu ý rằng, các thử nghiệm dài hạn vẫn cần thiết để chứng minh hiệu quả của loại vắc xin này.

Giới chức Nga cho hay, họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vắc xin Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở UAE, Arab Saudi và Philippines.

Hôm 27/8, Tổng thống Nga Putin nói vắc xin Covid-19 thứ hai, do trung tâm khoa học Vector phát triển, sẽ được đăng ký tại Nga vào tháng 9 và cạnh tranh với vắc xin Sputnik V.

Sau khi đăng ký, ít nhất 20 quốc gia, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Philippines, Mexico, Brazil và Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm và mong muốn mua vắc xin này của Nga.

Quang Minh (t/h)