Nghiên cứu trên được công bố tại Hội nghị Hiệp hội quốc tế về Alzheimer 2022, dưới hình thức trực tuyến ngày 31/7 tại San Diego (Argentina). Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu phẩm của 766 tình nguyện viên trên 60 tuổi, khoảng 90% trong số này đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2. Các xét nghiệm về sinh lý, thần kinh và khả năng nhận thức được thực hiện định kỳ 3 - 6 tháng sau nhiễm đã cho thấy một mức độ suy giảm trí nhớ ở khoảng 70% số người nhiễm. Nếu tính cả các yếu tố nguy cơ khác của từng cá nhân, các nhà nghiên cứu kết luận mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất khứu giác (anosmia), chứ không phải độ nặng lâm sàng của người bệnh khi mắc COVID-19 là yếu tố dự báo tốt hơn nguy cơ suy giảm trí nhớ hậu COVID-19.
Người đứng đầu nghiên cứu, chuyên gia Gabriela Gonzalez-Aleman, thuộc Đại học Công giáo Argentina Pontificia ở thủ đô Buenos Aires, cho biết: “Chúng ta càng hiểu hơn nguyên nhân gây ra hoặc ít nhất dự báo con người sẽ bị tác động lâu dài về nhận thức sau khi mắc COVID-19, chúng ta sẽ càng có thể truy vết và bắt đầu các biện pháp để phòng ngừa”.