Chiều 14/10, tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 17 với sự chủ trì của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khu vực Đông Nam Á và được luân phiên tổ chức thường niên tại các quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam tham dự phiên khai mạc hội nghị.
Cùng dự có ông Francesco Rocca, Chủ tịch Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, đại diện Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế; Chủ tịch, Tổng thư ký 11 Hội quốc gia (Brunei Darussalam, Campuchia, Timor Leste, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam); đại diện Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á; đại diện các ban, bộ, ngành Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam khẳng định, hội nghị rất có ý nghĩa trong bối cảnh cả thế giới và khu vực Đông Nam Á đang chịu nhiều biến động trước các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt đại dịch COVID-19 đang diễn ra, đã tạo ra những thách thức chưa từng có kể từ đại khủng hoảng năm 1930 với nền kinh tế thế giới và cả với hệ thống nhân đạo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức xã hội huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia chống dịch, đóng góp sức lực, thời gian, vật chất hỗ trợ những người bị ảnh hưởng. Qua những hoạt động này đã giúp hàng triệu người Việt Nam bớt khó khăn. Dù còn nghèo nhưng Việt Nam luôn cùng chia sẻ, ủng hộ các nước trong công tác phòng, chống dịch. Những món quà Việt Nam gửi đi nhiều nước tuy nhỏ nhưng chứa đựng tấm lòng của nhân dân Việt Nam trong đó có những tình nguyện viên, cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, vừa qua, nền tảng nhân đạo số đã được đưa vào vận hành. Nhờ hệ thống này, các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được quản lý một cách đồng bộ. Đây là một minh chứng mạnh mẽ cho việc ứng dụng công nghệ trong tất cả các hoạt động, bao gồm hoạt động nhân đạo; minh chứng cụ thể cho sự đồng hành giữa Chính phủ với Hội Chữ thập đỏ, với các doanh nghiệp. Đồng thời, mong muốn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cần có những bước đi mạnh mẽ để tận dụng thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cùng Hội Chữ thập đỏ các nước có nhiều sáng kiến để đưa các hoạt động nhân đạo trở nên có ý nghĩa hơn, các giá trị nhân đạo được lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhấn mạnh: Hội nghị là sự kiện đặc biệt quan trọng nhằm khẳng định vai trò, vị thế, trách nhiệm của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, góp phần vào thành công chung của Năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm Chủ tịch.
Chủ tịch Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng: Việc khắc phục, ứng phó thảm họa, dịch bệnh không chỉ là công việc nội bộ của một quốc gia mà mang tính quốc tế toàn cầu nên cần thiết phải có sự liên kết, hợp tác phối hợp với nhau giữa các nước trong khu vực.
Trong ngày họp đầu tiên, hội nghị đã dành phần lớn thời gian để các Hội quốc gia đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch Covid-19, những tác động kinh tế-xã hội của đại dịch Covid-19 đối với các nước trong khu vực và các Hội quốc gia, việc thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ công tác phòng chống dịch giữa các Hội, cũng như những sáng kiến và phương hướng hợp tác khu vực để ứng phó hiệu quả hơn với đại dịch và các thảm họa khẩn cấp khác.
Chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch Covid-19, các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ các quốc gia Đông Nam Á đã phân tích một số cách làm của mỗi quốc gia thời gian qua như: Tập trung vào vấn đề vệ sinh, nước sạch , người lao động di cư, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp trang thiết bị y tế, mô hình bếp ăn di động, ứng dụng hệ thống cảnh báo, vấn đề huy động nguồn lực.....Đặc biệt, các Hội quốc gia đều nhấn mạnh đến việc nâng cao năng lực của mỗi Hội quốc gia trong ứng phó khẩn cấp cũng như tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các Hội quốc gia trong khu vực.
Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng thông tin về tình hình mưa lũ đã liên tiếp xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung và gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các địa phương thuộc 4 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Nhằm giúp người dân các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lũ đầu tháng 10 năm 2020 và các đợt thiên tai sắp tới, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ từ các đối tác trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế ủng hộ và giúp đỡ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Trong ngày làm việc thứ 2 (15/10) hội nghị sẽ tập trung thảo luận các nội dung chính như: Cập nhật các cam kết và mục tiêu của Lời kêu gọi hành động Manila; Các nhà lãnh đạo cũng sẽ nghe báo cáo và thảo luận về hoạt động của một số mạng lưới hợp tác trong khu vực như: Mạng lưới Gây quỹ; Mạng lưới Thanh niên; Mạng lưới Di cư; Mạng lưới Phòng chống HIV/AIDS; Mạng lưới về công tác Bảo vệ, Giới và hòa nhập xã hội; Diễn đàn khu vực về tăng cường khả năng chống chịu và cộng đồng an toàn (CSDF); một số mô hình và phương thức hoạt động mới của các Hội quốc gia, trong đó có mô hình đầu tư dựa trên cảnh báo trong phòng chống thiên tai, chương trình cứu trợ bằng tiền mặt.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.