Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh NATO

Nguyễn Thị Hải Hà
Ngày 28/6, các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên kéo dài 3 ngày của khối tại Madrid (Tây Ban Nha).

Hội nghị thượng đỉnh gồm 30 thành viên liên minh quân sự này sẽ tập trung thảo luận về một loạt vấn đề, từ tăng quân, hỗ trợ Ukraine cho tới việc tiếp tục mở rộng số thành viên NATO.

Lãnh đạo các nước NATO sẽ tập trung thỏa luận về xung đột Nga-Ukraine, vấn đề viện trợ cho Kiev, tăng cường các lực lượng tác chiến của liên minh và triển vọng kết nạp các thành viên mới như Thụy Điển và Phần Lan.

NATO cũng sẽ công bố Khái niệm chiến lược cập nhật hóa, văn kiện chính sách chủ chốt của khối này, trong đó đưa ra những đánh giá mới về môi trường an ninh hiện nay.

NATO có thể sẽ tăng ít nhất là gấp đôi qui mô các nhóm tác chiến 1.000-1.600 binh sĩ đang được triển khai hiện nay ở Đông Âu thành các nhóm cấp lữ đoàn, thường có từ 3.000-5.000 binh sĩ. Các nước thành viên cũng thảo luận khả năng các lực lượng này thậm chí còn lớn hơn, bao gồm toàn bộ các sư đoàn NATO, sẽ có tới 15.000 binh sĩ và được đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh liên minh.

Báo El Pais cho hay hội nghị sắp tới sẽ đánh dấu một “bước ngoặt” trong lịch sử khối NATO thời hậu Chiến tranh Lạnh, khi liên minh này dự kiến trải qua "một kiểu tái thành lập" thông qua "Khái niệm Madrid". Đây là mô hình chiến lược mới mà các nguồn tin nói với tờ báo Tây Ban Nha rằng sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ của NATO với Nga.

NATO sẽ thay đổi đáng kể định nghĩa về Nga trong khái niệm chiến lược mới. Cho đến nay, Nga vẫn được coi là một quốc gia “không có bất kỳ mối đe dọa nào” với NATO. Thậm chí, quan hệ giữa hai bên còn được mô tả là mang “tầm quan trọng chiến lược”. Tuy nhiên, trong khái niệm chiến lược mới, Nga nhiều khả năng được định nghĩa là "mối đe dọa trực tiếp" có khả năng tấn công bất kỳ quốc gia thành viên nào trong NATO.

Một nội dung quan trọng khác trong chương trình nghị sự là vấn đề tăng chi tiêu quốc phòng, một chủ đề gây tranh cãi mấy năm gần đây trong nội bộ NATO. Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến các quốc gia cam kết chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, đặc biệt là Đức, nước đã cam kết đầu năm nay sẽ chi trên 2% GDP sau nhiều năm ở dưới ngưỡng này.

Một quan chức chính quyền cấp cao Mỹ cho biết Washington hy vọng "quỹ đạo tăng" chi tiêu quốc phòng trong bảy năm qua sẽ tiếp tục và tăng tốc, điều này nhằm đảm bảo liên minh có nguồn lực tốt.

QQ