Trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”, sáng ngày 1/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị tham gia Đề án tổ chức Chương trình “Kết nối triệu con tim” phát động chiến dịch thiện nguyện trên nền tảng số iNhandao và ra mắt các nền tảng số trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, đây là một đề án không có tiền ngân sách, được thực hiện nhằm tạo nền tảng với thông điệp chia sẻ tri thức, cổ vũ sáng tạo, kết nối cộng đồng, hướng tới tương lai. Cách làm là tập hợp và kết nối nhiều bạn trẻ đưa ra các ý tưởng công nghệ. Trên cơ sở các sáng kiến, các nhà công nghệ thử nghiệm từ mô hình nhỏ, khi khả thi kêu gọi các nhà tài trợ tham gia hiện thực hóa ý tưởng. Từng đề án nhỏ trong đề án tri thức Việt số hóa được hình thành theo cách này.
Phó Thủ tướng mong muốn toàn bộ cộng đồng sẽ tham gia vào Đề án này với tất cả tấm lòng, tất cả trái tim đúng như tên gọi của chương trình “Kết nối triệu con tim”. Phó thủ tướng nhấn mạnh, đề án Hệ tri thức Việt số hóa là của tất cả người Việt Nam, không của riêng ai, đề án chỉ thành công khi mọi người cùng tham gia xây dựng.
Tiếp nối Dự án iNhandao giai đoạn 1, giai đoạn 2 của Dự án là thành quả hợp tác giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) với việc xây dựng mô hình mạng xã hội, khuyến khích người dùng chia sẻ, cập nhật thông tin địa chỉ nhân đạo và các chiến dịch nhân đạo dù ở bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời điểm nào. Hệ thống triển khai xây dựng dữ liệu địa chỉ nhân đạo nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những thông tin đầy đủ và chính xác về các trường hợp cần trợ giúp và các chiến dịch nhân đạo; bảo đảm trợ giúp đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, minh bạch, rõ ràng; tạo sự thay đổi lớn về cách làm, mức độ ảnh hưởng tới xã hội; phát triển ứng dụng kết nối, điều phối công tác nhân đạo trên cả nền tảng web và trên điện thoại di động. Nhà tài trợ ngoài việc triển khai tài trợ thuận tiện có thể theo dõi hoạt động và kết quả tài trợ của mình trên hệ thống một cách dễ dàng, chi tiết.
Tại chương trình, thông qua nền tảng nhân đạo số iNhandao, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phát động Chiến dịch “Kết nối tương lai” quyên góp máy tính bảng và điện thoại thông minh cũ còn sử dụng được để giúp đỡ cho các em học sinh miền núi 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Chiến dịch kéo dài trong 3 tháng, từ 1/10/2020 đến 31/12/2020. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ có thể chuyển tặng phẩm là những điện thoại thông minh, máy tính bảng đã qua sử dụng, sản xuất từ năm 2017 đến nay, còn sử dụng tốt đến các bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) nơi gần nhất. Thiết bị sẽ được kiểm tra kỹ thuật, làm sạch và bàn giao đến thầy, cô, các em học sinh.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội CTĐ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu chia sẻ: Thành công bước đầu của hệ thống iNhandao đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ, của nhiều cơ quan, bộ ngành trong và ngoài nước, các tổng công ty... Hội CTĐ Việt Nam xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng TMCP Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện việt Nam, Ban Chỉ đạo Hệ tri thức Việt số hóa, các cơ quan truyền thông và các nhà hảo tâm đã quan tâm ủng hộ Chương trình. Hy vọng rằng với, nền tảng nhân đạo số sẽ mở ra hướng đi tích cực, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong công tác nhân đạo số và tin tưởng chắc chắn rằng hệ thống iNhandao trong tương lai sẽ tiếp tục kết nối triệu con tim để lan tỏa các giá trị nhân ái đến với mọi miền Tổ quốc. Với sứ mệnh là nòng cốt, cầu nối và điều phối trong hoạt động nhân đạo, Hội CTĐ Việt Nam nguyện là nhịp cầu tin cậy để kết nối những trái tim nhân ái đến với những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.
Hưởng ứng chiến dịch, Ngân hàng TMCP Quân đội đã trao tặng 50 máy tính bảng và điện thoại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.
Cũng trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá” và Chương trình "Kết nối triệu con tim", các đơn vị tham gia đã ký kết và ra mắt 3 nền tảng mới, bao gồm: Bản đồ chung sống an toàn Covid (antoancovid.vn); Nền tảng giáo dục số (iGiaoduc.vn); Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (bktt.vn).
Để giới thiệu địa chỉ nhân đạo cần trợ giúp và tham gia trợ giúp, mỗi cá nhân có thể truy cập vào địa chỉ: http://inhandao.vn và thực hiện các bước theo hướng dẫn.
Được triển khai từ năm 2018, với mục tiêu xây dựng nền tảng dữ liệu và phổ biến tri thức trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia đóng góp, chia sẻ và khai thác, tạo ra các ứng dụng số phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống. Đến nay, sau một thời gian triển khai với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, viện, trường và doanh nghiệp, Đề án đã xây dựng được nền tảng số trong các lĩnh vực nhân đạo, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, bưu chính… cho phép kết nối cộng đồng, chia sẻ dữ liệu, cùng chung tay triển khai các hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam.
Trong năm 2019, hai nền tảng số đầu tiên là nền tảng Nhân đạo số (iNhandao) và Bản đồ số Vmap đã ra mắt được cộng đồng đón nhận và từng bước ứng dụng trong thực tiễn.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.