Jeff Bezos - nhà sáng lập và là CEO Amazon.com, đã ghi nhận mức tài sản 96,5 tỷ đô la Mỹ vào ngày 17/11/2017, trở thành người giàu nhất hành tinh, soán ngôi Bill Gates.
Khi còn là một đứa trẻ, Jeff Bezos đã cho thấy có sở thích đặc biệt những nguyên tắc vận hành của sự vật và đã biến nhà xe của gia đình thành phòng thí nghiệm. Sau đó, ông cùng gia đình đến Miami. Tại đây ông tỏ ra rất thích máy tính. Trong thời gian học trung học, ông đã bắt đầu kinh doanh, thành lập Viện Ước mơ - một trại hè mang tính giáo dục dành cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 6.
Bezos tốt nghiệp xuất sắc ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện vào năm 1986 tại Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho nhiều công ty tại Phố Wall, bao gồm Fitel, Bankers Trust và D.E. Shaw.
Bước đầu kinh doanh và đầu tư
Bezos thiết lập văn phòng tại nhà xe gia đình với chỉ một vài nhân viên và bắt đầu phát triển phần mềm, rồi chuyền vào một căn nhà hai phòng ngủ được trang bị với ba phần mền Sun Microstation (một sản phẩm phần mềm CAD cho những thiết kế hai hoặc ba chiều, được phát triển bởi Bentley Systems) và cuối cùng là phát triển một không gian kiểm định. Bezos đã mời 300 người bạn cùng kiểm định beta (beta test là giai đoạn thứ hai của việc kiểm tra phần mềm mà ở đó nhiều người dùng mẫu kiểm tra sản phẩm).
Công ty đã nhanh chóng đạt được những thành công ban đầu. Tuy không quảng bá nhưng Amazon.com đã bán sách trên khắp nước Mỹ và tại 45 quốc gia trong vòng 30 ngày. Trong vòng hai tháng, doanh thu đạt mức 20.000 đô la Mỹ mỗi tuần, nhanh hơn mức ước tính của Bezos và cộng sự.
Amazon.com lên sàn chứng khoán vào năm 1997. Sự kiện này đã khiến các nhà phân tích phải tranh luận xem là liệu Amazon có thể duy trì lợi thế khi các nhà bán lẻ truyền thống liên tục tung ra những trang thương mại điện tử hay không. Hai năm sau, startup này không những đuổi kịp mà còn cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ và trở thành người dẫn đầu trong thương mại điện tử.
Bezos tiếp tục mở rộng dãy sản phẩm của Amazon với việc cung cấp CD và video vào năm 1998 và sau đó là quần áo, hàng điện tử, đồ chơi và một số sản phẩm khác thông qua đối tác bán lẻ. Trong khi nhiều công ty dot.com những năm 1990 phải tuyên bố phá sản thì Amazon đã tăng trưởng mạnh với doanh số tăng từ 510.000USD năm 1995 lên hơn 17 tỷ USD năm 2011.
Năm 2006, Amazon.com tung ra dich vụ video theo yêu cầu, ban đầu được biết với tên gọi Amazon on TiVo, và sau đó đổi tên thành Amazon Instant Video. Vào năm 2007, Công ty tung ra Kindle, một thiết bị đọc sách điện tử cầm tay, cho phép người dùng mua, tải, đọc và lưu trữ những quyển sách ưa thích. Cùng năm đó, Bezos tuyên bố đầu tư vào Blue Origin - một công ty không gian đặt tại Seatle có chức năng phát triển những công nghệ có thể đưa hành khách vào không gian.
Amazon và mô hình kinh doanh khác biệt
Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Các nền tảng thị trường gồm amazon.com, amazon.co.uk, amazon.de, amazon.co.jp và amazon.in. Amazon bắt đầu từ bán lẻ sách rồi dần mở rộng sang các sản phẩm khác.
Ngày nay, mô hình kinh doanh của Amazon có nhiều thay đổi. Tuy Amazon vẫn duy trì nguồn hàng tồn kho và bán sản phẩm với khoản lợi nhuận trực tiếp thông qua cửa hàng trực tuyến nhưng Công ty cũng cung cấp nền tảng cho các nhà bán lẻ (bên thứ ba) và thu một khoảng hoa hồng nhỏ. Thêm vào đó, Amazon cũng cung cấp dịch vụ đăng ký cho dịch vụ Prime cũng như dòng sản phẩm điện tử nhỏ.
Cuối cùng, Amazon cung cấp nền tảng đám mây cho khách hàng doanh nghiệp thông qua Amazon Web Services. Công ty đã mở rộng dịch vụ Prime, bao gồm những nội dung như âm nhạc, video, website trong khi vẫn đầu tư vào mảng logistics, một mảng nhằm giảm sự phụ thuộc vào UPS và FedEx.
Tập trung vào khách hàng, không phải đối thủ cạnh tranh
Là một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới nên phong cách quản trị của Jeff Bezos cũng được xem là đặc biệt và đầy "chất ngông", không khác gì các nhà đầu tư công nghệ và nhà khởi nghiệp khác như Elon Musk của Tesla hay Richard Branson của Virgin.
Bezos cho rằng những công ty công nghệ thường định hướng theo đối thủ. Họ thường nghiên thủ xem đối thủ sẽ tung ra sản phẩm gì và sau đó nỗ lực làm theo nhằm không đi khỏi quỹ đạo của đối thủ và của ngành. Tuy nhiên với Bezos thì hoàn toàn khác. Bằng cách lắng nghe khách hàng, Amazon xây dựng mảng kinh doanh Amazon Web Services.
Nền tảng này được thiết kế để giải quyết các vấn đề liên quan đến thói quen đặt máy chủ trong công ty vốn tốn kém và với những sản phẩm nguồn mở vốn không đủ mạnh để hỗ trợ những công ty đang tăng trưởng nhanh. Nhờ giải quyết những vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp như vậy mà nền tảng đám mây Amazon Web Services có doanh thu hơn 10 tỷ USD/năm.
Một ví dụ khác thể hiện tư duy khác biệt của Bezos là trong sự kiện trở thành công ty đại chúng, Phố Wall đã yêu cầu Bezos tạo ra khoản lợi nhuận trên giấy tờ nhằm tạo tiền đề cho các khoản tăng trưởng cổ phiếu, nhưng ông đã phớt lờ. Bezos tin rằng nếu Amazon đặt nhu cầu của khách hàng lên trên hết, thị trường chứng khoán sẽ tự động được hưởng lợi.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp
Tong một bức thư năm 1997, Bezos viết: "Chúng ta sẽ tiếp tục thuê và giữ chân nhân tài bằng cách hướng họ quyết định chọn lựa cổ phiếu thay vì tiền mặt". "Chúng tôi biết được rằng sự thành công của chúng tôi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thu hút và giữ chân nhân viên có động lực, và họ sẽ suy nghĩ như những người chủ thực thụ”.
Văn hóa doanh nghiệp của Amazon là tốc độ phát triển và sự nhạy cảm với chi phí khi mà lợi nhuận thu được là rất thấp hoặc tệ hơn là những khoản lỗ theo phương pháp kế toán được chấp nhận rộng rãi trong suốt khoảng thời gian Amazon tồn tại dưới danh nghĩa công ty đại chúng. Bezos nói: "Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng giải pháp của chúng tôi là hoàn hảo, chỉ một điều đơn giản đó là chúng tôi".
Mặc cho những khoản lỗ, vẫn đầu tư
Bezos nói Amazon tiếp tục thử nghiệm để duy trì sự cuồng nhiệt của khách hàng đối với những sản phẩm không mấy phổ biến như Fire Phone. Mặc dù ghi nhận khoản lỗ hàng tỷ USD bởi có những chương trình thất bại, nhưng đó không phải là vấn đề lớn với Amazon và Jeff Bezos. Theo Bezos, việc gặp phải một thất bại với chiếc smartphone đầu tiên chẳng phải là vấn đề gì to tát, điều quan trọng là có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không.
Theo ông, vấn đề lớn là công ty có thể dừng đầu tư một số lĩnh vực có thể gặp rủi ro bây giờ và sẽ phải tranh đấu dữ dội để tồn tại sau này". Bezos thêm: "Một vài thành công lớn sẽ bù đắp cho hàng tá thất bại khác". Bezos muốn ám chỉ những thành công mà Amazon có được từ chiếc máy tính bảng Kindle, mảng trung tâm dữ liệu Amazon Web Services và nền tảng trung gian cho các nhà bán lẻ. Những thành công này có được sau những thất bại hàng tỷ USD của Amazon.
Bezos không bao giờ tự mãn trên chiến thắng khi Amazon tham gia vào các mảng kinh doanh mới - từ việc cung câp loạt truyền hình gốc đến hàng tạp phẩm hay điện thoại thông minh. Kết quả của một vài thiết bị và dịch vụ như vậy là sự thất bại nặng nề với các khoảng lỗ hàng trăm triệu đô la Mỹ nhưng Bezos nói rằng ông vẫn tiếp tục khuyến khích nhân viên tiến tới với những trãi nghiệm và mục tiêu lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ.
Những mặt trái trong con người Bezos
Điểm nổi trội cũng là điểm tiêu cực nhất của Bezos chính là ông không bao giờ kêu ca với những gì người khác nghĩ về mình. Mặt trái ở đây chính là cách ông đối xử với nhân viên. Năm 2011, một tờ báo đã xuất bản một loạt bài báo ghi nhận cách mà Amazon đối xử với công nhân tại nhà kho.
Theo như tờ báo này thì công nhân bị hối thúc làm việc chăm chỉ và chăm chỉ hơn để phục vụ khách hàng nhanh hơn và nhanh hơn nữa cho đến khi họ không còn khả năng làm việc do áp lực công việc hoặc do bị bệnh. Đôi khi công nhân phải làm việc từ 80-85 giờ mỗi tuần trong tình trạng nhà kho không có hệ thống điều hòa và điều kiện không khí vô cùng ngột ngạt.