Cuộc khảo sát này được PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân (Khoa Kế hoạch và Phát triển - ĐH Kinh tế Quốc dân) thực hiện với hơn 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh thành.
Theo kết quả điều tra của PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân, có khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng.
Cụ thể, có 71% người dân đồng ý giáo dục ĐH là khoản đầu tư cho tương lai và 74% sẵn sàng đi vay tiền cho con theo học ĐH. Tuy nhiên, có tới 28% sinh viên đứng trước nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng. 50% số hộ gia đình được hỏi cho biết con của họ buộc phải đi làm thêm do học phí cao, nhóm hộ nghèo có tới 79% có con đi làm thêm khi học đại học.
Theo điều tra này, trên thực tế có 51% sinh viên đang phải đi làm thêm để chi trả học phí. Tới 33 – 41% sinh viên đi làm thêm cho rằng, việc này ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ. Nhiều sinh viên đang phải chật vật đi làm thêm để có tiền trả học phí cũng cho biết, vừa học vừa làm rất mệt mỏi, hơn nữa thời gian phân tán, khó có thể tập trung học tốt. Chỉ 15 - 21% cho rằng không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, tác giả cũng công bố kết quả cuộc điều tra về tác động của việc tăng học phí với với người học. Cụ thể, có tới 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi tăng học phí. Trên một nửa số hộ gia đình được hỏi cho biết họ phải cho con đi làm thêm do học phí cao, riêng nhóm nghèo nhất phải đi làm hêm nhiều nhất (79%).
Việc tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân là chủ trương đúng đắn của Chính phủ trước thực tiễn xu thế phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay, cũng như yêu cầu phát triển của nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, điều này cũng khiến cho không ít các sinh viên cảm thấy lo lắng ngay khi mới bước vào ngưỡng cửa đại học.