Theo đó, sẽ hỗ trợ 14 cơ sở sản xuất có dự án đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất. Hỗ trợ khoảng 10-12 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu. Hỗ trợ 20 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuộc các làng nghề Hà Nội thuê chuyên gia tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở sản xuất làng nghề tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ cho khoảng 24 nghìn lao động; hỗ trợ cho 40 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn truyền nghề, nhân cấy nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 lao động nông thôn, tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 1.500 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn theo chương trình khuyến công thành phố.
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội giao Sở Công Thương TP. Hà Nội chủ trì việc tổng kết đánh giá tình hình thực hiện làm cơ sở đề xuất quyết định sửa đổi, thay thế Quyết định 31/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 của UBND thành phố về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP. Hà Nội;
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề để triển khai hiệu quả Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện trình UBND thành phố ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP. Hà Nội.