Giá vàng ngày 7/9 tiếp tục giảm nhanh

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Giá ngày ngày 7/9 đã rời mức đỉnh và tiếp đà giảm nhanh sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí lùi đàm phán thương mại sang tháng 10.

Theo giá vàng hôm nay lúc mở cửa phiên giao dịch sáng 7/9, giá vàng trong nước giao dịch quanh ngưỡng 42 triệu đồng/lượng. Cụ thể, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 42,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,48 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 15 nghìn đồng ở chiều mua vào.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 42,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,50 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Gia vàng miêng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 42,47 triệu đồng/lượng (bán ra).

gold1_20190806060402
Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần ở mức 1506.50 - 1507.50 USD/ounce. Giá vàng thế giới chịu áp lực vào thứ Sáu (6/9), khi dữ liệu mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ khuyến khích giới đầu tư quay trở lại với các tài sản rủi ro và đánh vào nhu cầu về vàng, đồng thời cũng khiến bạch kim giảm 3%.

Giá vàng thế giới bán tháo trên diện rộng sau khi bị dòng tiền rời bỏ và hướng trở lại các thị trường chứng khoán, do các thông tin tích cực như Mỹ-Trung quay trở lại bàn đàm phán, Brexit tại Anh sẽ có thỏa thuận và khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông giảm nhiệt.

Chiến tranh thương mại nổ ra trong bối cảnh giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức cả về kinh tế và chính trị, trong đó có cuộc chiến chống tham nhũng, biểu tình ở Hong Kong hay tăng trưởng kinh tế đang trên đà giảm sút. 

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Trong khi đó, ở Hong Kong sau khi dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã được thu hồi. Nhiều thị trường chứng khoán tăng giá trở lại gây áp lực giảm lên vàng.

Cuộc chiến thương mại của ông Trump đối với Trung Quốc thực tế là nhằm ngăn doanh nghiệp Mỹ góp phần cho sự trỗi dậy của nước này tăng tốc. Các loại thuế quan chỉ là một phần của chiến lược đó.

Các chuyên gia kinh tế và chủ doanh nghiệp thường cố gắng tự trấn an rằng các loại thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc chỉ là chiến thuật đàm phán thương mại tạm thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

P.V