khoảng 40% các trường hợp mắc bệnh tả đều là trẻ em, trong đó 9 trên 10 khu vực báo cáo có người mắc bệnh đều rơi vào tình trạng nghèo đói.
"Chúng ta phải lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất", ông Manuel Fontaine, Giám đốc Văn phòng Chương trình Khẩn cấp của UNICEF nói trong chuyến thăm Haiti.
Theo Bộ Y tế Haiti và Tổ chức Y tế Pan American, dịch tả đã khiến 216 người tử vong và hơn 12.000 người mắc bệnh kể từ khi ca tử vong đầu tiên được công bố vào đầu tháng 10. Hai đơn vị này khẳng định khoảng 9.300 người hiện đang phải nhập viện vì căn bệnh này. Các chuyên gia tin rằng con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều do báo cáo không đầy đủ.
UNICEF và Chính phủ Haiti cũng huy động hỗ trợ ít nhất 28 triệu USD để cung cấp thức ăn, nước và chăm sóc cho 1,4 triệu người bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng. Với tình trạng này, dự kiến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những khu vực đông dân như khu ổ chuột Cite Soleil thuộc thủ đô Port-au-Prince.
"Bệnh tả và suy dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng tử vong cao. Trong một buổi sáng tại phòng khám y tế Gheskio ở Port-au-Prince, các y tá, bác sĩ và nhân viên chăm sóc dinh dưỡng đang chiến đấu với căn bệnh này.
"Đây thực sự là thách thức đối với chúng tôi. Khi những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, chúng sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi", Tiến sĩ Karine Sévère nói. Bà Karine Sévère ước tính các trường hợp suy dinh dưỡng đã tăng ít nhất 40% trong những tuần gần đây khi các y tá phải hỗ trợ cho trẻ ăn súp vào buổi sáng, bổ sung thêm cơm, đậu, thịt và rau cho buổi chiều để trẻ tăng cân. Đây là những loại thực phẩm mà bố mẹ của những đứa trẻ không thể mua được ở đất nước mà chỉ 60% dân số kiếm được dưới 2 USD/ngày.
Chính phủ Haiti gần đây đã xin viện trợ vaccine phòng dịch tả. Tuy nhiên, thế giới đang thiếu vaccine và 31 quốc gia ghi nhận đợt bùng dịch tả. Vì vậy, họ không biết chắc liệu có xin được vaccine không hay khi nào nhận được. Tuy nhiên, ông Fontaine cho biết Haiti sẽ được ưu tiên.
Ca bệnh tả đầu tiên của đất nước xảy ra vào năm 2010 sau khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc từ Nepal xả nước thải dẫn đến vi khuẩn lây lan vào con sông lớn nhất nước này. Gần 10.000 người đã chết và hơn 850.000 người mắc bệnh.
Boby Sanders, Giám đốc tổ chức Food for the Hungry tại Haiti, cho biết lần này, tình hình phức tạp hơn. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên AP, ông thông tin gần một nửa số người mắc bệnh tả hiện dưới 15 tuổi và họ đang phải vật lộn để sống sót trong cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng.
Tình hình cũng trở nên tồi tệ hơn vì bạo lực băng đảng gia tăng, ngăn cản các nhóm viện trợ đến được với người cần hỗ trợ. “Nó thực sự phức tạp. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ”, ông nhấn mạnh.
Hạnh (T/h)