Tại một con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng (khóm 3, phường 5, TP Sóc Trăng, Sóc Trăng), đã suốt 22 năm nay bà Trần Thị Mươn là người dân tộc Khmer, mỗi ngày bà vẫn miệt mài cống hiến, đem kiến thức của mình để chỉ dạy cho các bạn học trò nhỏ. Đa phần học sinh của bà Mươn là con em người dân tộc Khmer nghèo đến tập đọc, nhận biết được những chữ cái đầu tiên trong cuộc đời mình.
Bà Mươn từng là một giáo viên mầm non, nhưng vì gia đình khó khăn, lại phải nuôi thêm 3 con nhỏ, do vậy bà đã phải tạm dừng công việc của mình lại để đi làm thuê, làm mướn cho người ta. Năm 2000, cô giáo người Khmer này được một nhà thờ gần nhà mời về dạy cho các em nhỏ khó khăn.
Và thế là cảm hứng cho "lớp học ở mái hiên" ra đời từ ấy. Nhìn những đứa trẻ không biết chữ, hàng ngày cứ chạy long nhong ngoài đường, bà Mươn thấy thương các em rất nhiều. bà nghĩ mình còn khoẻ, còn đủ sức thì tại sao không mang kiến thức cảu bản thân ra để chị dậy cho các con.
Lớp học này có rất nhiều điểm khác biệt so với cá lớp học bình thường khác. Người giáo viên đứng lớp năm nay đã 64 tuổi, học sinh thì có nhiều lứa tuổi khác nhau, rồi lớp học cũng chỉ là một mái hiên nhỏ xếp vài bộ bàn ghế, thêm một chiếc bảng đen và hộp phấn trắng. Rồi các học sinh tỏng lớp đa phần có hoàn cảnh khó khăn, bạn thì gia đình nghèo khó, bạn lại quá tuổi đến trường, bạn còn chẳng có nổi cái giấy khai sinh.
Cứ đúng 13h chiều mỗi ngày, lớp học nhỏ nhưng chan chứa tình thương này sẽ bắt đầu những tiếng giảng bài của cô giáo Miên. Những em nhỏ đều vô cùng ngoan ngoãn, lễ phép và yêu cô Mươn rất nhiều vì chính cô giáo đặc biệt này đã giúp chúng được biết đọc, biết viết.
Em Triều Đăng - một bạn nhỏ ở lớp học tình thương cô Mươn, Đăng không có bố, mẹ lại đi làm xa, em ở với bà ngoại từ nhỏ. Dù đã 10 tuổi nhưng Đăng vẫn chưa có giấy khai sinh. Cậu bé nhút nhát nói: "Trước con không biết chữ. Nhờ học cô Mươn, con đã biết đọc, viết, làm toán”.
Em Thạch Thị Như Ý (12 tuổi) thật thà chia sẻ: “Từ ngày được cô Mươn dạy học miễn phí con rất vui vì mình biết đọc, biết tính toán. Đứa em của con cũng đang được cô Mươn dạy. Cô dạy miễn phí còn cho tụi con tập, viết, gạo. Cô là người hiền, thường giúp đỡ người khác”.
Không chỉ dạy kiến thức miễn phí cho các em, cô Mươn còn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp. Ai khó khăn quá cô còn tặng cây viết, quyển vở, hoặc có khi còn tặng các em gạo, mì.
Suốt 22 năm quá, biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành từ mái hiên nhỏ này. Cô Mươn không chỉ dạy cho cả nghìn đứa trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán mà còn dạy cho chúng biết dạ thưa lễ phép, biết ứng xử trong cuộc sống.
Người giáo viên tận tuỵ với sự việc trồng người ấy chỉ cần một cái ôm, cái nắm tay, một câu cảm ơn "nhờ cô mà con biết đọc, biết viết” thực sự cảm thấy công sức mình bỏ ra, cố gắng dạy dỗ các con nên người đã được đền đáp. Đối với cô giáo Mươn, đó chính là niềm vui, là điều hạnh phúc nhất của cô.