Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI

Nguyễn Hồng Hạnh
Sáng 30/8, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện cho 7,2 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước.
khai-mac-1-1661833306.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn Chủ tịch Đại hội

Đại hội vinh dự có sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; và lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành Trung ướng, đoàn thể, tổ chức xã hội, đại diện Hiệp hội Chữ Thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế.

Ðại hội vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc Hội…

Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: Thời gian qua hàng triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và những người làm nhân đạo cả nước... đã đoàn kết, phấn đấu hết mình, ra sức thi đua làm thiện nguyện, lan tỏa tinh thần nhân ái, nhân văn của dân tộc, tính ưu việt của chế độ góp phần thực hiện thành công các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, 5 năm qua, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ tiếp tục đi vào chiều sâu, tỏ rõ sức sống trong đời sống xã hội. Càng trong khó khăn, thách thức càng nhân lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia nhân ái trong cộng đồng, càng khơi dậy sự sáng tạo, đổi mới trong hoạt động của các cấp Hội. Hàng chục triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp; hàng ngàn Mái ấm nhân đạo được xây dựng; hàng triệu xuất quà tết trao tận tay người nghèo; cùng hàng vạn công trình/ phần việc tiếp sức, sẻ chia với cộng đồng… là minh chứng thuyết phục khẳng định rằng: ở đâu có hoạt động nhân đạo, ở đó có vai trò, sự đóng góp của Hội Chữ thập đỏ; ở đâu có người nghèo, người bị tổn thương, ở đó có sự trợ giúp kịp thời của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.

chu-tich-hoa-1-1661833306.jpg
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa phát biểu khai mạc Đại hội

Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết: Thời gian qua hàng triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và những người làm nhân đạo cả nước... đã đoàn kết, phấn đấu hết mình, ra sức thi đua làm thiện nguyện, lan tỏa tinh thần nhân ái, nhân văn của dân tộc, tính ưu việt của chế độ góp phần thực hiện thành công các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, 5 năm qua, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ tiếp tục đi vào chiều sâu, tỏ rõ sức sống trong đời sống xã hội. Càng trong khó khăn, thách thức càng nhân lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia nhân ái trong cộng đồng, càng khơi dậy sự sáng tạo, đổi mới trong hoạt động của các cấp Hội. Hàng chục triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp; hàng ngàn Mái ấm nhân đạo được xây dựng; hàng triệu xuất quà tết trao tận tay người nghèo; cùng hàng vạn công trình/ phần việc tiếp sức, sẻ chia với cộng đồng… là minh chứng thuyết phục khẳng định rằng: ở đâu có hoạt động nhân đạo, ở đó có vai trò, sự đóng góp của Hội Chữ thập đỏ; ở đâu có người nghèo, người bị tổn thương, ở đó có sự trợ giúp kịp thời của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.

dh6-1661833062.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ qua. Các phong trào, cuộc vận động của Hội cơ bản đạt hiệu quả cao, lan tỏa các giá trị nhân đạo, tạo dấu ấn ngày càng sâu đậm trong đời sống xã hội, trở thành phong trào của nhân dân, được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân sôi nổi hưởng ứng. Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cả nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", "Tháng nhân đạo", Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo, vận động hiến máu tình nguyện, xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, tham gia xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ ngư dân nghèo khó khăn vươn khơi, bám biển, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, chung tay cùng đồng bào vượt qua đại dịch covid -19,... Hàng chục triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự trợ giúp cần thiết để vươn lên trong cuộc sống. Bằng những hành động thiết thực, thấm đậm tình người Hội Chữ thập đỏ đã kết nối hàng vạn tấm lòng sẻ chia, thiện nguyện để nhân lên hàng triệu hành động nhân ái tô thắm nét đẹp nhân văn của dân tộc ta.

dh-bat-tay-1661833109.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt tay các đại biểu tham dự Đại hội.

Với tổng trị giá hoạt động toàn Hội đạt 22.523 tỷ đồng (gấp hơn 2,3 lần tổng trị giá hoạt động nhiệm kỳ Đại hội IX), hoạt động của Hội Chữ thập đỏ ngày càng khẳng định vị thế là tổ chức xã hội, giữ vai trò nòng cốt, đầu mối, kết nối trong hoạt động nhân đạo của quốc gia.

Chủ tịch nước biểu dương sự nỗ lực cùng những kết quả đạt được trong hoạt động nhân đạo của đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã ủng hộ nguồn lực và chung tay cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhân đạo thời gian qua.

s-dh9-1661833109.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng của Công ty Kym Việt, một trong những doanh nghiệp xã hội có lao động là người khuyết tật.

Tuy nhiện, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Hậu quả của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng nặng nề và khó lường; nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát mà điển hình là đại dịch Covid-19 suốt hơn 2 năm qua. Nước ta vẫn còn hàng triệu nạn nhân của chiến tranh, chất độc da cam; hàng triệu người dễ bị tổn thương trước những nguy cơ, thách thức. Do vậy, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cần tiếp tục phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ nhân đạo trong tình hình mới.

anh-dai-dien-1661833607.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự Đại hội

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và thống nhất với những định hướng lớn trong 5 năm tới của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đồng thời đề nghị các cấp Hội trong cả nước thống nhất ý chí và hành động, vươn lên thực hiện đầy đủ và hiệu quả vai trò nòng cốt, cầu nối, đầu mối điều phối trong hoạt động nhân đạo, từ thiện của đất nước, trong đó tập trung vào thảo luận kỹ về những hạn chế của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và phương án khắc phục. Thực hiện tốt một số việc sau:

Một là, tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhân đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới theo đúng tinh thần chỉ thị 43 CT/TW của Ban Bí thư. Tập trung thực hiện hiệu quả 7 lĩnh vực hoạt động Chữ thập đỏ được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ; nâng cao chất lượng hoạt động nhân đạo và lan tỏa các giá trị nhân văn của nước ta. Chú trọng công tác xã hội nhân đạo, tham gia phòng ngừa và ứng phó thiên tai, thảm họa, phòng chống dịch bệnh, vận động hiến máu, hiến mô tình nguyện và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tôi ủng hộ và đánh giá cao việc Hội xác định Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” cùng các dự án về môi trường là các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ XI.

Hai là, chủ động xây dựng và phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng các giá trị nhân đạo, rèn luyện đạo đức, lối sống, lối ứng xử trên tinh thần nhân văn, nhân ái. Hoan nghênh và mong muốn phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” góp phần hình thành lối sống, lối ứng xử nhân văn, giàu tình thương và trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Ba là, tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của các cấp Hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, chăm lo rèn luyện, động viên, thực hiện chính sách cán bộ Hội; củng cố và xây dựng tổ chức Hội uy tín, vững mạnh, nâng tầm ảnh hưởng và sức lôi cuốn trong công tác nhân đạo, để mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đều tự hào, hết lòng vì công việc của Hội; để người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm luôn đặt niềm tin vào Hội, hết lòng ủng hộ và sẵn sàng đồng hành cùng Hội trong các hoạt động nhân đạo. Hội cần tiếp tục nâng cao chất lượng hội viên, phát triển lực lượng tình nguyện viên, cộng tác viên, hình thành mạng lưới, tổ nhóm thiện nguyện trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức tôn giáo và cộng đồng, qua đó điều phối hiệu quả các hoạt động nhân đạo ở cơ sở. Đồng thời, chủ động tham mưu và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất hình thức tổ chức của Hội trong toàn quốc, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Bốn là, Hoạt động của Hội cần dựa vào cộng đồng, nắm chắc những người khó khăn để trợ giúp trực tiếp hoặc vận động trợ giúp theo tinh thần "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", chú trọng nhân rộng, quảng bá các mô hình nhân đạo hiệu quả của Hội; tham khảo các mô hình hoạt động thiện nguyện phù hợp của các tổ chức khác ở trong và ngoài nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, có sự điều phối thống nhất.

Năm là, thực hiện tốt hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, tăng cường quan hệ với các tổ chức trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo khu vực và toàn cầu, nhất là các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Nhân đạo quốc tế, vận động nguồn lực, kỹ thuật và kịp thời tham gia trợ giúp nhân dân các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng ở ngoài nước, góp phần làm lan tỏa giá trị nhân văn, nhân ái của dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

toan-canh-1661833109.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại diện các tổ chức nước ngoài, khách mời quốc tế tại Đại hội.

Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, xác định công tác nhân đạo là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy Đảng, tổ chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị; Đề nghị các bộ, ngành, các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Trung ương Hội Chữ thập đỏ trong việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng, ban hành các cơ chế chính sách về công tác nhân đạo, tạo thuận lợi để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương thường xuyên củng cố tổ chức Hội và phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối, đầu mối điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương; quản lý thật tốt các hoạt động từ thiện, không để hoạt động này bị lợi dụng.

Tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào ta ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, chủ động, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cùng nhân lên những tám gương người tốt, việc thiện ở mỗi cơ quan, trường học, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng.

Hải Hà - Hồng Hạnh