Ngày 20/1/2021, tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do bà Trần Thị Hồng An – Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm trưởng đoàn phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Chợ Tết nhân đạo lưu động “Hành trình Xuân ấm yêu thương”.
Tham dự chương trình có: Bà Trần Thị Hồng An – Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; Ông Đào Ngọc Triệu – Ủy viên Ban thường vụ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội; Bà Nguyễn Thị Thu Ba – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang.
Chia sẻ tại chương trình, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Thị Hồng An cho biết: Trong hơn 20 năm triển khai phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” trung bình mỗi năm các cấp Hội trao gửi yêu thương trên 2 triệu suất quà với tổng trị giá trên 800 tỷ đồng để đem mùa Xuân ấm áp đến với bà con ở khắp vùng miền trên toàn quốc mỗi khi Tết đến xuân về. “Bằng nhiều cách làm linh hoạt, chủ động như: Khám, tư vấn sức khỏe, vận động xây dựng nhà Chữ thập đỏ, trao tặng bò, hỗ trợ sinh kế…Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mong rằng Xuân của đất trời sẽ hòa cùng mùa Xuân của tình người trong Xuân Tân Sửu 2021”, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Thị Hồng An bày tỏ.
Chợ Tết Nhân đạo lưu động “Hành trình Xuân ấm yêu thương” là một nét mới trong Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” năm nay của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bởi tại những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, điều kiện kinh tế và đi lại còn khó khăn… "Hành trình Xuân ấm yêu thương" sẽ mang mùa Xuân đến với bà con khắp mọi miền đất nước thông qua các túi quà gồm: Bánh, kẹo, mứt Tết, gạo, mì tôm... Đặc biệt Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lựa chọn các tỉnh phía Bắc là điểm khởi đầu của hành trình (Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La).
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đánh giá cao giá trị tốt đẹp của Chương trình: “Tôi đánh giá rất cao chương trình Chợ Nhân đạo và Hành trình Xuân ấm yêu thương của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đây là chương trình thiết thực, có hiệu quả, hết sức nhân văn, trong bối cảnh người dân còn gặp nhiều khó khăn và trước thềm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Hội Chữ thập đỏ đã có những món quà hết sức đặc biệt để giúp đỡ người nghèo có Tết ấm áp. Đặc biệt với nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, đây là động lực để bà con tiếp tục vươn lên, nỗ lực thoát nghèo”.
Chợ Nhân đạo lưu động tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang lần này có 200 gia đình là hộ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người khuyết tật, người già neo đơn, đau ốm, đối tượng lao động tự do bị mất thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khi đến chợ, bà con được phát phiếu tặng quà Tết với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình và thêm 1 gói quà Tết gồm: Mứt Tết, bánh, kẹo… Chương trình được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Hà Giang, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội và các tổ chức, doanh nghiệp vận động, quyên góp, tặng miễn phí cho bà con. Trong đó, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ chi phí tổ chức 50 triệu đồng, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội hỗ trợ 150 suất quà, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang hỗ trợ 50 suất quà (mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng).
Thông qua Chương trình, 200 suất quà và áo ấm cùng tình cảm, tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân và các cán bộ, hội viên Chữ thập đỏ được trao tặng tận tay tới bà con vùng cao có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, người nghèo tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Tại chương trình, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội đã trao tặng 45 xe đạp cho học sinh điểm Trường Tiểu học thôn Bản Cưởm, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Chợ Nhân đạo lưu động tại huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Tại đây, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội đã trao 150 suất quà tới các hộ nghèo, 15 xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt tặng 3 bộ thiết bị năng lượng mặt trời cho 3 điểm trường tiểu học thôn Khuôi Dò, Khuổi Vài, Ngọc Sơn nhằm giúp các em học sinh vơi bớt giá lạnh, vượt qua khó khăn, tiếp tục đến trường. Trị giá 3 bộ thiết bị năng lượng mặt trời khoảng 150.000.000 đồng. Hà Mi
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.