Theo báo cáo Hỗ trợ Nhân đạo Toàn cầu (GHA) công bố ngày 30/9 của cơ quan phát triển độc lập Development Initiatives, các nước giàu bao gồm Mỹ, Đức và Vương quốc Anh đã giảm chi cho viện trợ nhân đạo trong năm 23018, trong bối cảnh Liên hợp quốc đang phải nỗ lực giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo chưa từng có.
Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới về viện trợ nhân đạo, đã giảm 6% chi tiêu cho các hoạt động viện trợ nhân đạo, tương đương 423 triệu USD, trong năm 2018, trong khi chi tiêu của Đức và Anh cho các hoạt động này cũng giảm 11% trong năm 2017.
Sự sụt giảm này diễn ra bất chấp mức đề nghị hỗ trợ kỷ lục 28,3 tỷ USD do Liên hợp quốc đưa ra, theo đó ước có hơn 200 triệu người đang cần được viện trợ nhân đạo. Trong đó, Yemen và Syria dẫn đầu về số người cần viện trợ nhân đạo.
Ông Dan Coppard, Giám đốc phụ trách nghiên cứu và phân tích cửa Development Initiatives, cho rằng cần dõi theo sát sao quan điểm của 3 nước viện trợ nhân đạo hàng đầu thế giới nói trên và đảm bảo rằng đó không phải là sự khởi đầu của một xu hướng.
Theo ông Coppard, tổng số tiền viện trợ nhân đạo của chính phủ các nước đã tăng nhẹ trong năm 2018, khi Các Tiểu vương quốc Araba Thống nhất (UAE) va Saudi Arabia tăng chi tiêu cho các chương trình viện trợ nhân đạo, nhất là cho hoạt động tái thiết Yemen, quốc gia Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá năng nề.