Carbohydrate cung cấp nhiên liệu
PGS.TS .BS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cố vấn dinh dưỡng cho thể thao Việt Nam cho biết, các vận động viên cần nhiều carbohydrate. Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các môn thể thao ngắt quãng như bóng đá, nơi các kho dự trữ glycogen thường bị cạn kiệt trong quá trình tập luyện và đào tạo (các cầu thủ bóng đá phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dự trữ glycogen để cung cấp năng lượng). Số lượng và tần suất yêu cầu sẽ thay đổi dựa trên thời gian trong năm (quá trình tập luyện, trước mùa giải…), mục tiêu cụ thể của người chơi và vị trí của họ...
Chọn nhiều loại bánh mì nguyên hạt, mì ống, gạo, khoai tây, trái cây và rau quả đảm bảo cho vận động viên không chỉ nhận được lượng carbs cần thiết mà còn cung cấp cả vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu, có nhiều chức năng quan trọng. Đặc biệt, chúng giúp giảm viêm và hỗ trợ phục hồi.
Carbohydrate ở dạng đồ uống thể thao, gel và các sản phẩm tương tự khác nên được giới hạn trong ngày thi đấu và để tiếp nhiên liệu luyện tập chứ không phải trong thói quen ăn uống hàng ngày của vận động viên.
Protein giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp
Vận động viên cần có đủ protein để kích thích sự tổng hợp protein của cơ bắp (xây dựng cơ bắp) và sửa chữa những tổn thương cơ xảy ra trong quá trình luyện tập.
Chọn protein nạc, chất lượng cao trong bữa ăn, cũng như trước và sau mỗi buổi tập luyện là điều bắt buộc.
Chất béo cần thiết ở mức độ vừa phải
Cầu thủ bóng đá cũng cần chất béo ở mức độ vừa phải, nhưng là loại chất béo có lợi giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt. Quá nhiều chất béo (bão hòa) sẽ có nguy cơ tăng mỡ, trong khi quá ít chất béo có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Cả hai điều này đều ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao.
Bổ sung chất béo có lợi trong bữa ăn dưới dạng cá béo, quả hạch và bơ hạt, hạt, thịt, sữa, bơ và dầu ô liu.
Bù nước và điện giải là rất quan trọng
PGS.TS .BS Nguyễn Xuân Ninh cho biết, một trận bóng đá (mùa hè) mỗi vận động viên phải mất tới 4 lít nước, kèm theo đó là mất các chất điện giải như natri, kali… Do đó, phải bù lại lượng nước và điện giải đã mất này.
Vận động viên chuyên nghiệp phải có chế độ riêng, không thể tùy tiện
PGS.TS .BS Nguyễn Xuân Ninh cho biết, trước tiên bản thân vận động viên phải nắm được các kiến thức về dinh dưỡng cần thiết cho chính mình, để lựa chọn thức ăn cho phù hợp với tình trạng của cơ thể, hiệu chỉnh chế độ ăn phù hợp với các giai đoạn thi đấu (trước, trong và sau thi đấu); biết tính toán năng lượng, kalo, protein, carb... mà bữa ăn phải đạt được.
Về các món ăn, PGS.TS .BS Nguyễn Xuân Ninh khuyên các cầu thủ không nên ăn hoặc ăn rất hạn chế các món quay rán, nướng (thịt lợn quay, thịt nướng…), vì những thức ăn này nhiều mỡ, khó tiêu, gây đầy bụng. Ngoài ra, trong quá trình chế biến có thể sinh ra các chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Một số món mà ta coi như ‘đặc sản’ nhưng cũng không tốt cho sức khỏe như: Lòng, mề, chân giò, nội tạng động vật… cũng không nên ăn vì khó hấp thu và giá trị dinh dưỡng kém.
Đối với đồ uống như rượu, bia cần hết sức hạn chế trong tập luyện và thi đấu, vì nó làm thay thế vị trí của các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cho sự phục hồi của cơ thể rất chậm. Đối với thuốc không được dùng.
Thức uống như cà phê có thể được, nhưng phải tùy lúc, và chỉ uống với lượng vừa phải đủ để hưng phấn thần kinh, kích thích tim mạch…
Tất cả các loại thuốc mà vận động viên dùng đều phải được kiểm duyệt chặt chẽ… để tránh phạm vào các chất cấm trong thể thao.