Bà Nguyễn Phương Hằng.
Chiều 3/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, phóng viên đã đặt câu hỏi liên quan đến vụ án bà Phương Hằng, công an đã khởi tố thêm một số đối tượng. Đề nghị Bộ Công an cho biết có những khuyến cáo gì và kinh nghiệm gì rút ra qua vụ án này, đặc biệt là việc phát ngôn như thế nào để không vi phạm pháp luật trong không gian mạng?
Trả lời câu hỏi trên, Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an - cho biết, về vụ việc bà Phương Hằng, nội dung vụ việc không có gì mới.
Theo trung tướng Xô, mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng và quyền tự do dân chủ khác đã được pháp luật đảm bảo. Tuy nhiên, việc phát ngôn, bình luận, chia sẻ thông tin phải tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là các vấn đề liên quan tới chuẩn mực đạo đức, các hành vi ứng xử.
Theo trung tướng Xô, mọi công dân chỉ nên chia sẻ các thông tin chính thống, có nguồn tin tin cậy, có hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc, không sử dụng các ngôn ngữ gây hằn thù, kích động và không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích, hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Không sử dụng những ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục cũng như thông tin giả, sai sự thật. Nếu lợi dụng các quyền đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Tháng 12/2022, 3 bị can giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng là Nguyễn Thị Mai Nhi, 39 tuổi, trợ lý bị can Hằng; Lê Thị Thu Hà, 30 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam; Huỳnh Công Tân, 28 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Đến tháng 2/2023, Công an TP.HCM tiếp tục gia hạn tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng để điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện KSND TP.HCM. VKSND cho rằng còn nhiều vấn đề cần làm rõ, nhất là với các cộng sự giúp bị can Hằng phạm tội. Đến ngày 25/2, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Đặng Anh Quân (SN 1978, ngụ tại huyện Nhà Bè, tiến sĩ luật - giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM). Bị can Quân đã trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng bị can Nguyễn Phương Hằng. Hành vi của Đặng Anh Quân đủ yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ Luật hình sự. Cùng ngày 25/2, Công an TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Đặng Thị Hàn Ni (sinh năm 1977; chỗ ở hiện nay tại phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP HCM) và Trần Văn Sỹ (sinh năm 1957; chỗ ở hiện nay tại Phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ Luật hình sự. Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP HCM tiếp nhận, thụ lý xác minh tố giác của ông Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng tố cáo Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ đã đăng tải các đoạn ghi hình với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu. Quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an xác định Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ đã cố ý đăng tải nhiều đoạn ghi hình trên kênh youtube, với các nội dung chưa được kiểm chứng, |
Quỳnh An