Công trình vừa công bố trên Nature Reviews Clinical Oncology không chỉ đưa ra một xu hướng, mà còn chỉ ra các yếu tố gây rủi ro đáng ngại.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi Khoa Bệnh học Bệnh viện Brigham and Women (Boston, Massachusetts - Mỹ), cho thấy tỉ lệ ung thư khởi phát sớm, tức được chẩn đoán ở độ tuổi dới 50, đã tăng mạnh trên toàn cầu bắt đầu từ khoảng năm 1990 bao gồm các loại nổi bật và gây lo ngại như ung thư vú, ruột kết, thực quản, thận, gan, tuyến tụy.
Để hiểu tại sao ngày càng nhiều người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư - một xu hướng bất thường bởi lẽ ra ung thư dễ xảy ra hơn ở những cơ thể đã lão hóa - các nhà khoa học đã tiến hành phân tích toàn diện dữ liệu sức khỏe của nhiều cá nhân, từ những thứ họ phơi nhiễm đầu đời cho đến mọi tác động gặp phải khi dần trưởng thành.
Theo SciTech Daily, họ nhận thấy rằng cứ mỗi nhóm người kế tiếp nhau được sinh ra ở thời điểm muộn hơn (ví dụ, thập kỷ sau) thì nguy cơ mắc 14 loại ung thư lại cao hơn một bậc trong giai đoạn trẻ tuổi.
có nguy cơ phát triển ung thư sau này cao hơn trong cuộc sống, có thể là do các yếu tố rủi ro mà họ đã tiếp xúc khi còn trẻ ", Shuji Ogino giải thích , MD, Ph.D., một giáo sư và bác sĩ-nhà khoa học tại Khoa Bệnh học tại Brigham.
"Chúng tôi nhận thấy rằng nguy cơ này đang tăng lên theo từng thế hệ và chúng tôi dự đoán rằng mức độ rủi ro này sẽ tiếp tục tăng cao trong các thế hệ kế tiếp " - giáo sư Shuji Ogino, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Giáo sư Ogino và các đồng nghiệp đã đánh giá dữ liệu trên toàn thế giới, mô tả tỷ lệ mắc 14 loại ung thư riêng biệt ở những người dưới 50 tuổi từ năm 2000 đến năm 2012.
Sau đó, họ tìm kiếm các nghiên cứu chỉ xu hướng của các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như các yếu tố "phơi nhiễm" đầu đời, trong các quần thể nói chung. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tài liệu mô tả các đặc điểm lâm sàng và sinh học của khối u của ung thư khởi phát sớm so với ung thư khởi phát muộn hơn được chẩn đoán sau 50 tuổi.
Trong một đánh giá sâu rộng, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các yếu tố đầu đời, bao gồm chế độ ăn uống, lối sống, cân nặng, khả năng tiếp xúc với môi trường và hệ vi sinh vật, đã thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua.
Họ cũng đánh giá khả năng tỉ lệ mắc một số loại ung thư gia tăng do việc phát hiện sớm thông qua các chương trình tầm soát ung thư.
Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng lệ gia tăng cao bất thường của nhiều loại trong số 14 loại ung thư được nghiên cứu khó có thể chỉ do sàng lọc tăng cường.
Các yếu tố nguy cơ có thể có đối với bệnh ung thư sớm bao gồm uống rượu, thiếu ngủ, hút thuốc, béo phì và ăn thực phẩm chế biến nhiều.
Đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù thời lượng ngủ của người lớn không thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua, nhưng trẻ em ngày nay lại ngủ ít hơn nhiều so với những thập kỷ trước.
Đây là điều đã được nhiều quốc gia cảnh báo, do lối sống hiện đại dường như đã cắt giảm nghiêm trọng thời gian ngủ của trẻ em, vốn cần dài hơn 8 tiếng khá nhiều mới gọi là đủ, tùy vào độ tuổi.
Các yếu tố nguy cơ như thực phẩm chế biến nhiều, đồ uống có đường, béo phì, bệnh tiểu đường loại 2, lối sống ít vận động và uống rượu đều đã tăng lên đáng kể kể từ những năm 1950, mà các nhà nghiên cứu phỏng đoán đã đi kèm với một hệ vi sinh vật bị thay đổi. Trong số 14 loại ung thư đang gia tăng, có tới 8 loại liên quan đến hệ tiêu hóa!
Dù việc "truy ngược" lại thói quen, lối sống thời thơ ấu là khá khó khăn, nhưng cũng đủ để cho thấy một thời gian biểu kém hợp lý dẫn đến việc trẻ em thiếu ngủ - do chơi đùa, học tập quá khuya - hoặc cách ăn uống tiện lợi lúc nhỏ có thể dẫn đến những rủi ro không thể đảo ngược như thế nào khi chúng tới lên.
Các tác giả cũng đề xuất cần thêm các nghiên cứu trong đó tình nguyện viên được theo dõi từ khi thơ ấu đến suốt đời, cả thói quen lẫn dữ liệu bệnh tật, để từ đó đưa ra câu trả lời chi tiết hơn vì sao ung thư đang tấn công toàn cầu ngày một nhiều, như một "đại dịch".