Chính sách
Đi chợ giúp dân - Mô hình san sẻ yêu thương, đẩy lùi dịch COVID-19
Từ 0 giờ ngày 19/7, tỉnh Sóc Trăng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để phòng, chống dịch COVID-19. Trong khó khăn, càng thêm ấm lòng khi ngày càng xuất hiện nhiều mô hình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giúp giảm bớt những khó khăn, vất vả do tác động của đại dịch.
Tổ hợp miễn phí giúp đỡ người nghèo
Nằm giữa Thủ đô Hà Nội ồn áo, náo nhiệt, có một không gian rất tĩnh lặng và yên bình. Đó là tổ hợp khám bệnh - đọc sách - quần áo miễn phí giúp cho người nghèo.
Hiệu quả từ Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”
Thực hiện Chương trình "Nâng bước em đến trường và Con nuôi Đồn biên phòng" do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai trong toàn lực lượng, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng có thêm vai trò mới là trở thành "cha nuôi" của những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Luôn đổi mới, thích nghi với sự phát triển của xã hội
Tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025, phóng viên Tạp chí Nhân đạo gặp gỡ, trao đổi với một số đại biểu ưu tú đến từ 63 tỉnh, thành Hội cả nước. Các đại biểu đánh giá cao thành tích phong trào thi đua của Hội giai đoạn 2015 – 2020 và chung nhận xét: Phong trào luôn đổi mới, thích nghi với sự phát triển của xã hội.
Những trái tim rộng mở yêu thương
Hoạt động theo cơ chế tự chủ về nguồn kinh phí, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực bằng nhiều cách tiếp cận và vận động nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ tiền, hàng hóa, hỗ trợ đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị...để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Tính nhân văn từ hai đề án ở Vĩnh Phúc
Hai đề án thí điểm: “Nhận chăm sóc và nuôi dưỡng tự nguyện” và “Can thiệp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ” tại Trung tâm Công tác xã hội (Sở LĐ –TB &XH) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đã mang lại “ánh sáng” cho người già không nơi nương tựa, các em nhỏ mắc chứng bệnh tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Đến nơi đây, người cao tuổi, trẻ em tự kỷ được chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, can thiệp trị liệu kết hợp giữa y sinh học – công tác xã hội – giáo dục hòa nhập phù hợp với khả năng tài chính của...
Các mô hình tiêu biểu trong công tác phòng chống thiên tai
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới ẩm, gió mùa, cộng thêm hình dạng lãnh thổ có một bờ biển dài trên 3.000km do đó phải hứng chịu tác động của nhiều loại thiên tai biển gây ra, nhất là bão lũ. Để chủ động phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các tỉnh, thành phố ven biển nước ta đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có nhiều mô hình hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Nữ dân quân hai giỏi
Nhớ lời Bác dạy: “Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu...”, trong quá trình công tác, nữ dân quân Hà Thị Nu (xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) luôn nỗ lực vượt khó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Không chỉ nhiệt tình với công tác xã hội, chị còn là người vợ, người mẹ đảm đang và là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Thầy giáo người Thái - Tiếp sức những đôi chân trần
20 năm gắn bó với các điểm trường vùng cao Nghệ An, hành trang thầy giáo Lương Trung Thành (Trường Tiểu học Tri Lễ 2, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) mang theo mỗi khi đến lớp không chỉ là ba lô quần áo, đôi ủng, cây gậy phòng khi trời mưa, đường trơn trượt mà còn là cả tấm lòng, sự nhiệt huyết. Chẳng quản ngại gian khó, vất vả, thầy giáo người Thái vẫn ngày ngày bám trường, bám lớp, gieo chữ cho những đứa trẻ vùng biên.
Vượt khó, làm giàu từ trồng cây ăn quả
Với ý chí, niềm đam mê, không chịu thất bại, nông dân Sùng Diu Sì (dân tộc Mông), thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tiên phong đưa 2 loại cây ăn quả là nhãn và cam về trồng tại địa phương, đem lại doanh thu lớn và trở thành một trong số những hộ gia đình làm kinh tế giỏi nhất thôn.
Thủ lĩnh đoàn tiên phong phát triển kinh tế
Không chỉ là Bí thư Đoàn năng nổ, sáng tạo trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương mà anh Lý A Tủa còn là tấm gương tiêu biểu vươn lên phát triển kinh tế góp phần làm thay đổi bộ mặt ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái).
Đưa hương thơm của núi rừng vươn xa
Với mong muốn khôi phục và phát triển cây dược liệu bản địa, tạo ra những sản phẩm thiên nhiên chất lượng, uy tín, thay thế các sản phẩm hóa chất độc hại, cô gái trẻ người dân tộc Nùng Vi Thùy Dương đã mạnh dạn thành lập hợp tác xã sản xuất, chế biến, chưng cất tinh dầu và dược liệu Hương Ngàn tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Dương đang cùng bà con đưa mô hình kinh doanh của mình nhân rộng, giúp giải quyết vấn đề lao động cho các địa phương vùng núi, đặc biệt hỗ trợ chị em phụ nữ dân tộc í...
Lũng Pù phát triển chăn nuôi lợn đen đặc sản
Lũng Pù là xã vùng cao núi đá của huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, sở hữu giống lợn đen bản địa nổi tiếng của người Dao và Mông, thịt vô cùng thơm ngon, thương lái miền xuôi tìm lên mua về bán tại các nhà hàng ăn ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Người Thái ở xã Pi Toong “bén duyên” với cây sả Java
Hơn 80 hộ nông dân người dân tộc Thái ở xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định ở mức 6-8 triệu đồng/người/tháng nhờ trồng cây sả Java. Tại đây, có Hợp tác xã Tinh dầu dược liệu Mường La mới ra đời được 2 năm, tập hợp nông dân trồng cây sả Java theo Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) và tiến hành chiết xuất thành công tinh dầu sả Java nguyên chất.