7 hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất

(NĐ&ĐS) - 7 hành tinh nằm trong hệ sao cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng được các nhà khoa học phát hiện gần đây cho thấy có thể có sự tồn tại sự sống.

Trước đây, nhiều người cho rằng Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ có vùng ở được, tức là có đầy đủ điều kiện nhiệt độ để hỗ trợ nước, hỗ trợ sự sống (bản chất là khoảng cách “vừa đủ” với sao chủ - Mặt Trời). Tuy nhiên điều đó đã không còn đúng nữa. Nhờ những tiến bộ gần đây của công nghệ hàng không vũ trụ, các nhà khoa học lần lượt khám phá ra rất nhiều ngoại hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất, dẫn tới kết luận rằng “nhất định” sẽ có sự sống ngoài Trái Đất. 

1. Tinh vân Orion

7 nơi trong vũ trụ có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất  - ảnh 1

Theo trang National Geographic, tinh vân Orion là một trong những tinh vân sáng nhất trên bầu trời, có thể quan sát được bằng mắt thường. Khoảng cách từ tinh vân này đến chúng ta là khoảng 1.500 năm ánh sáng. Kính viễn vọng của cơ quan vũ trụ châu Âu đã tìm thấy nhiều phân tử của sự sống như methanol, nước phân tử, CO, HCN trên tinh vân Orion. Phải mất hàng tỷ năm để những phân tử này hình thành sự sống nhưng đây có thể được coi là dấu hiệu của sự sống ở tinh vân Orion.

2. Những hành tinh giống Trái Đất

Ngoại hành tinh giống trái đất nhất từ trước đến nay

Có nhiều hành tinh giống như Trái đất trong Vũ trụ. Các hành tinh này cũng chứa nhiều hạt hữu cơ. Sự hiện diện của những ngôi sao giống Mặt Trời trong các thiên hà mà chúng thuộc về có thể tăng cường khả năng sự sống trên các hành tinh như vậy. Sứ mệnh NASA Keplar đã ghi lại 134 hành tinh giống như Trái Đất ngoài vũ trụ. Theo ước tính của NASA, có khoảng 40 triệu hành tinh như thế có khả năng sản sinh và duy trì sự sống.

3. Enceladus, vệ tinh của sao Thổ

Kết quả hình ảnh cho Enceladus, vệ tinh của sao Thổ

Enceladus là vệ tinh lớn thứ 6 của Sao Thổ. Nó được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789. Enceladus có đường kính khoảng 500 km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ. Nó là thiên thể phản xạ ánh sáng mạnh nhất trong hệ Mặt trời (gần như 100%). Trước những năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang qua Enceladus), người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước.

Cuối năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện thấy hơi nước bốc lên từ bề mặt Enceladus. Điều đó chứng tỏ rằng trên vệ tinh này có nước, và từ đó có thể có sự sống.

4. Titan

7 nơi trong vũ trụ có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất  - ảnh 4

Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan – là một trong số những nơi mà các nhà khoa hoa học đặt nhiều hi vọng vào việc tìm thấy sự sống của người ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho biết trên bề mặt của Titan có nhiều hóa chất thích hợp cho sự khởi đầu của sự sống, dù cho tại đây thiếu một yếu tố rất quan trọng là nước.

Theo Gizmodo, mặt trăng Titan của sao Thổ có kích thước lớn hơn cả sao Thủy. Nó cũng biết đến như là mặt trăng lớn nhất trong số 60 mặt trăng của sao Thổ. Bề mặt của Titan hiện nay được đình hình bởi các con sông, hồ và lượng mưa. 

5. Callisto

Kết quả hình ảnh cho Callisto

Callisto là vệ tinh tự nhiên lớn thứ hai của Sao Mộc. Các nhà khoa học vũ trụ gọi Callisto là “Mặt Trăng chết” cho đến khi phát hiện ra sự hiện diện của nước. Calisto có thể xuất hiện những dạng sống từ đơn giản đến phức tạp.

6. Europa

su-song-ngoai-trai-dat-1
Sao Mộc và mặt trăng Europa của nó - Ảnh BBC.
Theo nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị của Liên hiệp Địa Vật lý Mỹ tại TP San Francisco, nước có thể phun lên từ vệ tinh tự nhiên lạnh giá Europa của sao Mộc - vốn được xem là nơi tốt nhất có khả năng tìm thấy sự sống trong hệ mặt trời.
 
Các chuyên gia thiên văn học Mỹ cũng công bố trên tạp chí Science rằng hình ảnh từ Kính Hubble cho thấy có hydrogen và oxygen ở nam bán cầu của Europa. Những hiện tượng này dẫn tới hy vọng rằng có biển dưới lòng đất của Europa và có thể được tiếp cận được từ bề mặt. Những sứ mệnh trong tương lai có thể khảo sát các biển này để tìm dấu hiệu sự sống.
 
7. Sao Hỏa
 
Lần đầu phát hiện hồ nước lỏng 20km trên sao Hỏa, hứa hẹn có sự sống - 1

Theo Daily Mail, các nhà khoa học đã phát hiện một hồ nước nằm dưới lớp băng ở cực nam sao Hỏa. Hồ nước rộng khoảng 20km và nằm ở độ sâu 1,6km. Chiều sâu của hồ nước ước tính khoảng một mét. Đây là bằng chứng đầu tiên về một hồ nước liền mạch còn tồn tại ngày nay trên sao Hỏa.

Đáng chú ý, mặc dù nhiệt độ xuống tới âm 68 độ C nhưng các nhà khoa học tin rằng nước vẫn đang tồn tại trong hồ dưới dạng lỏng. Nước là điều kiện quan trọng nhất để hình thành nên sự sống.

Bảo An (t/h)

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/7-hanh-tinh-co-the-ton-tai-su-song-ngoai-trai-dat-a9156.html