Cơn khát "sừng đỏ": Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ hồng hoàng mũ cát

Chim hồng hoàng mũ cát là nạn nhân mới của buôn bán trái phép xuyên quốc gia các bộ phận động vật hoang dã. Loài chim đang dần bị quét sạch để thỏa mãn sự phù phiếm của con người.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Năm năm qua, nhu cầu về sừng đỏ của hồng hoàng mũ cát, loài chim sinh trưởng ở Đông Nam Á, đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi. Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát. Ảnh:  Muhammad Al Zahri.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Hồng hoàng mũ cát sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, miền Nam của Thái Lan và cực nam Myanmar. Đây là loài chim lớn, có da trần quanh cổ (màu xanh lam ở con cái, màu đỏ anh đào ở con đực), lông đuôi đen trắng nổi bật. Tiếng kêu vang vọng của chúng từng là một âm thanh quen thuộc trong rừng nhiệt đới.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Sừng của loài chim này là nguyên do khiến nó bị săn lùng. Phần sừng đỏ kéo dài dọc từ phần trên mỏ đến hộp sọ, được cho là phát triển từ thói quen giao chiến hàng giờ của nó. Việc sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát đã có từ hơn 2.000 năm trước. Người dân ở Borneo sử dụng vật liệu này để chế tạo đồ trang trí. Khi thương mại giữa Borneo và Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 700, bộ phận này cũng chứng tỏ giá trị quốc tế. Các ghi chép cho thấy sừng hồng hoàng mũ cát được gửi đi như cống phẩm cho nhà Đường và nhà Minh và tiếp tục được sử dụng phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo. Ảnh:  Kanitha Krishnasamy.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Một sản phẩm làm từ sừng hồng hoàng mũ cát. Nhu cầu sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát bắt đầu giảm dần vào đầu thế kỷ 20, và ngừng hoàn toàn vào những năm 1950. Nghề thủ công bị mai một và loài chim được tự do phát triển tại quê nhà. Thế nhưng đến năm 2012, những dấu hiệu cảnh báo xuất hiện. Các nhà bảo tồn phát hiện rằng chỉ trong năm 2013 đã có đến 6.000 con chim bị bắn chết để lấy sừng ở Tây Borneo. Ảnh:  Kanitha Krishnasamy.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Năm 2015, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa hồng hoàng mũ cát lên mức gần như tuyệt chủng. Nhu cầu lớn về vật liệu quý này đến từ Trung Quốc. Các vụ bắt giữ những sản phẩm từ sừng hồng hoàng mũ cát ngày càng tăng ở Trung Quốc. Các công dân Trung Quốc thường du lịch đến Indonesia để việc buôn bán được dễ dàng hơn, và Hong Kong là điểm trung chuyển chủ chốt. Ảnh:  Hadiprakarsa/Rangkong.org.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Dù những món hàng có giá đến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD, và bất chấp tình trạng nguy cấp của loài chim, các khoản tiền phạt và án phạt đối với việc buôn lậu qua Hong Kong quá nhẹ để hoạt động như một biện pháp ngăn chặn hiệu quả. IUCN đã ước tính rằng hồng hoàng mũ cát chỉ còn ba thế hệ nữa là chạm bờ vực tuyệt chủng. Ảnh:  Hadiprakarsa/Rangkong.org.

Cơn khát 'sừng đỏ': Bi kịch tuyệt chủng của loài chim cổ

Các nhà bảo tồn lo ngại rằng khi số lượng loài chim này ở Indonesia sụt giảm, việc săn trộm sẽ lan sang Malaysia và Thái Lan. Và bởi hồng hoàng mũ cát sinh sản rất chậm, sẽ rất khó để khôi phục tình trạng trước đây của chúng. Tồi tệ hơn, những cây cọ lớn nơi loài chim sinh sống cũng bị chặt bớt để nhường chỗ cho các đồn điền dầu cọ. Hy vọng duy nhất hiện giờ của loài chim là các đường dây buôn bán phải bị triệt phá hoàn toàn. Ảnh:  Muhammad Al Zahri.

Theo Hoa Hạ

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/con-khat-sung-do-bi-kich-tuyet-chung-cua-loai-chim-co-hong-hoang-mu-cat-a8646.html