Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc của người Việt Nam. Nhưng làm thế nào để bảo quản được bánh chưng trong những ngày Tết và sau đó, để bánh không bị mốc, ôi thiu, hỏng... thì lại là điều không phải ai cũng biết.
Bánh chưng bị hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin, nếu vẫn ăn rất dễ dẫn tới ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bảo quản bánh chưng trong dịp Tết để bánh vẫn thơm ngon, bổ dưỡng và sử dụng an toàn là điều rất quan trọng.
Trước đây, khi chưa có tủ lạnh thì cách làm truyền thống là bọc túi nilon bên ngoài, rồi thả xuống giếng sâu để bánh được giữ lâu hơn, nhưng đến bây giờ thì không còn ai làm thế nữa.
Một số phương pháp để bảo quản bánh chưng trong những ngày Tết không bị mốc, hỏng:
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bánh chưng nhanh bị hỏng có thể do:
Một phần nguyên nhân chủ yếu là thời tiết, vì thời tiết ở Việt Nam ẩm thấp, nóng ẩm... Dịp Tết là vào mùa đông lạnh thì bánh ít ảnh hưởng hơn, nhưng cũng có những năm dịp Tết lại nắng nóng cho nên bánh chưng rất nhanh hỏng. Bên cạnh đó, công đoạn ban đầu như chọn nguyên liệu gói bánh chưng, sơ chế nhân hay khi luộc bánh sai cách cũng làm cho bánh nhanh bị hỏng hơn.
Lưu ý, công đoạn đầu tiên khi gói bánh chưng:
Để bánh chưng bảo quản được lâu hơn thì ở công đoạn chọn nguyên liệu, gói và luộc bánh chưng phải đúng. Mọi người có thể thử áp dụng, tham khảo những cách sau đây:
Bảo quản bánh chưng trong và sau dịp Tết:
Thông thường, bánh chưng sau khi gói xong, để khô ráo sẽ được cho vào tủ lạnh. Điều này giúp bánh chưng giữ được lâu hơn, nhưng nhược điểm là cách làm này sẽ khiến bánh bị cứng, nhiều trường hợp hạt gạo bị co lại và sượng (hiện tượng lại gạo).
Lúc ấy phải lấy ra luộc lại nhiều khi sẽ mất công, nếu bắt buộc phải để tủ lạnh thì nên để ngăn mát và điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh từ 5–10 độ C là tốt nhất .
Một vài lưu ý để bảo quản bánh chưng:
+ Khi bỏ bánh chưng vào trong tủ lạnh bánh phải còn nguyên lá, không được bỏ lá để bánh cho vào tủ lạnh.
+ Ăn đến đâu cắt đến đó, nếu không ăn hết có thể dùng lá hoặc nilon để bọc phần cắt lại rồi mới cho vào tủ lạnh.
+ Không ăn bánh khi bánh đã bị thiu hoặc mốc.
(* Lưu ý: Bài viết mang tính chất tìm hiểu, tham khảo)
Anh Lê
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/meo-bao-quan-banh-chung-trong-nhung-ngay-tet-khong-bi-moc-hong-a4853.html