Các lỗi có thể bị tạm giữ đối với 6 loại phương tiện giao thông

(NĐ&ĐS) - Những quy định về tạm giữ phương tiện giao thông được quy định rất rõ ràng cụ thể.

Các lỗi có thể bị tạm giữ đối với 6 loại phương tiện giao thông

Những quy định về tạm giữ phương tiện giao thông được quy định rất rõ ràng cụ thể.

Căn cứ pháp lý tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những vi phạm sau:

  1. Đối với người điều khiển xe ô tô

 Theo các Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5:

 Theo các Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16:

  1. Đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy, xe điện

Theo các điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6:

  1. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo các Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19:

  1. Đối với người điều khiển xe đạp máy, xe thô sơ

Theo các Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19:

  1. Đối với vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Theo các Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21

Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;

Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia

  1. Đối với người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường

Theo Điểm b Khoản 6 Điều 33:

Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ khi phát sinh vi phạm giao thông không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải tạm giữ xe của người vi phạm. Việc tạm giữ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết như:

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền và kết hợp tạm giữ một trong các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện nhưng người vi phạm không có các giấy tờ này, thì tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt.

Thùy Liên (T/h theo Thukyluat.vn)

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/cac-loi-co-the-bi-tam-giu-doi-voi-6-loai-phuong-tien-giao-thong-a4726.html