Mưu sinh trên lòng hồ hùng vĩ: Khai thác tiềm năng, phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Na Hang thể hiện ở số lượng lồng nuôi, giá trị ngành hàng thủy sản và sinh kế ổn định cho người nông dân.

Ông Tô Viết Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Tô Viết Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang, trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Lợi thế đặc biệt không phải địa phương nào cũng có được

Xin ông cho biết kể từ khi hồ thủy điện đi vào hoạt động đã có đóng góp như thế nào đối với ngành thủy sản của địa phương. Và sau 18 năm phát triển, ngành thủy sản Na Hang đã có những bước tiến như thế nào?

Kể từ năm 2006 đến nay, sau 18 năm phát triển, ngành thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang đã phát triển mạnh mẽ. Từ một vài hộ làm nghề chài lưới, nuôi cá lồng, đến nay trên địa bàn huyện đã có 3 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã và 96 hộ tham gia vào nuôi trồng thủy sản khu vực lòng hồ thủy điện với trên 1.288 lồng nuôi, tổng thể tích nuôi là 261.732m3.

Sản lượng hơn 2.197 tấn thủy sản hằng năm là con số khá ấn tượng mà ngành thủy sản địa phương đã đạt được. Giá trị thủy sản từ 0,26% (năm 2006) đến nay ước đạt trên 40% tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản.

Sản lượng hơn 2.197 tấn thủy sản hằng năm là con số khá ấn tượng mà ngành thủy sản Na Hang đã đạt được. Ảnh: Đào Thanh.

Sản lượng hơn 2.197 tấn thủy sản hằng năm là con số khá ấn tượng mà ngành thủy sản Na Hang đã đạt được. Ảnh: Đào Thanh.

Song song với việc đánh bắt, chính quyền luôn chú trọng đến việc bảo vệ, thả tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực phối hợp với chính quyền, có trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí việc bảo vệ, nuôi trồng...

Những năm qua, chính quyền địa phương đã có những chính sách đồng hành như thế nào để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng tầm giá trị của thủy sản Na Hang?

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Na Hang khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xác định 2 nhiệm vụ đột phá, 3 nhiệm vụ trọng tâm. Huyện coi việc phát triển nông nghiệp hàng hóa đặc sản, giá trị gia tăng cao và bền vững là 1 trong 2 nhiệm vụ đột phá.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra, UBND huyện đã xây dựng, ban hành các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa lĩnh vực ngành nông nghiệp, trong đó có Đề án bảo vệ nguồn lợi và phát triển thủy sản giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc sản giá trị tăng cao và bền vững; Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thành lập 5 tổ cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản với 169 cá nhân, hộ gia đình tham gia khai thác, đánh bắt thủy sản tự nhiên.

Huyện cũng chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và phát triển thủy sản nói riêng. Như vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Khuyến nông Quốc gia, Khoa học và Công nghệ, vốn tín dụng ưu đãi… để hỗ trợ ngành thủy sản phát triển.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Na Hang đang khá tốt, là lợi thế giúp các hộ mở rộng phát triển lồng nuôi. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Na Hang đang khá tốt, là lợi thế giúp các hộ mở rộng phát triển lồng nuôi. Ảnh: Đào Thanh.

Với đặc điểm là huyện nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, việc phát triển nghề thủy sản luôn được ưu tiên. Do đó, các chính sách về thuế và các chính sách khác đều được hỗ trợ. Với thủy sản chưa qua chế biến, cá tươi sống, mức thuế suất bằng không.

Theo Nghị quyết số 12, số 03, nhiều hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và đã thoát nghèo đều được hỗ trợ chính sách thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Na Hang đang khá tốt, là lợi thế giúp các hộ mở rộng phát triển lồng nuôi. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng đưa ra khuyến cáo, hồ thủy điện Tuyên Quang là công trình đa mục tiêu.

Song song với việc nuôi trồng phát triển kinh tế thì chúng tôi cũng huy động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và thả tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ. Na Hang cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước có tổ quản lý cộng đồng theo Luật Thủy sản trên hồ nước ngọt.

Hiện nay, 5 tổ chức cộng đồng quản lý với 169 cá nhân, hộ gia đình tham gia khai thác, đánh bắt thủy sản tự nhiên trên địa bàn huyện luôn tích cực cùng với chính quyền địa phương tham gia quản lý, bảo vệ nguồn nước, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Nhiều hộ nuôi cá đặc sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều hộ nuôi cá đặc sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đào Thanh.

Nhất là trong mùa cá sinh sản, các hộ thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ đàn; kiên quyết nói không với đánh bắt mang tính hủy diệt.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cá đặc sản Na Hang

Với diện tích lòng hồ rộng hơn 8.000ha cùng nhiều dãy núi và cánh rừng nguyên sinh, bên cạnh lợi thế về thủy  sản thì còn là lợi thế về phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch cộng đồng, vậy huyện đã phát huy thế mạnh này như thế nào để tạo nên dấu ấn trong bức tranh kinh tế?

Huyện Na Hang nằm trong khu Di tích quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình. Huyện có trên 8.000ha mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang trải dài liên huyện Na Hang - Lâm Bình - Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Do đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch là định hướng xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền huyện đề ra.

Việc phát triển nghề thủy sản gắn kết với phát triển du lịch luôn được chính quyền địa phương quan tâm và ưu tiên phát triển. Để du khách đến Na Hang không chỉ được tham quan danh lam thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa bản địa mà còn có thể trải nghiệm đời sống của những người làm nghề chài lưới; được xem mô hình nuôi cá lồng; được thưởng thức những món cá đặc sản tại các nhà hàng nổi ngay trên lòng sông, lòng hồ.

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Khuyến nông Quốc gia, Khoa học và Công nghệ, vốn tín dụng ưu đãi… đã tạo nền tảng vững chắc giúp các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Đào Thanh.

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Khuyến nông Quốc gia, Khoa học và Công nghệ, vốn tín dụng ưu đãi… đã tạo nền tảng vững chắc giúp các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Đào Thanh.

Tôi tin rằng sự kết hợp linh hoạt, bền vững giữa thủy sản và du lịch sẽ tạo nên những thành tựu và dấu ấn để du lịch Na Hang vươn xa hơn nữa.

Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Na Hang đã xây dựng chiến lược và giải pháp như thế nào để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển hơn nữa, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân?

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm phát triển thủy sản, gắn với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, trọng tâm là phát triển các loài cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao; gắn phát triển thủy sản với du lịch và dịch vụ, bảo vệ môi trường; phát triển sơ chế, chế biến đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu tôm hồ, cá hồ Na Hang... và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Việc đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào khâu bảo quản và chế biến cá cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá đặc sản Na Hang là rất cần thiết để thiết lập nên một thị trường ổn định, bền vững. Huyện đã làm thủ tục hồ sơ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá đặc sản Na Hang.

Xin cảm ơn ông!

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/muu-sinh-tren-long-ho-hung-vi-khai-thac-tiem0nang-phat-trien-ben-vung-a35555.html