Ảnh: baodantoc.vn
Với 187 ứng viên người DTTS ứng cử, cho thấy sự tham gia của đại diện các DTTS trong hệ thống các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đã được hưởng ứng tích cực.
Theo danh sách chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đại phương có ứng cử viên người DTTS ứng cử nhiều nhất là tỉnh Sơn La với 10 người. Còn các địa phương khác cụ thể là: TP. Hà Nội (2 người); TP.HCM (2 người); Cao Bằng (7 người); Bắc Kạn (7 người); Bắc Giang (3 người); Điện Biên (7 người); Lai Châu (8 người); Lạng Sơn (9 người); Tuyên Quang (7 người); Yên Bái (7 người); Lào Cai (3 người); An Giang (3 người); Bạc Liêu (1 người); Bình Phước (3 người); Bình Thuận (2 người); Đắk Lắk (9 người); Đắk Nông (3 người); Đồng Nai (3 người); Gia Lai (6 người); Hà Giang (9 người); Hòa Bình (6 người); Khánh Hòa (1 người); Kiên Giang (3 người); Kon Tum (7 người); Lâm Đồng (5 người); Nghệ An (6 người); Ninh Thuận (3 người); Phú Thọ (6 người); Quảng Nam (3 người); Quảng Ngãi (4 người); Quảng Ninh (1 người); Quảng Trị (2 người); Sóc Trăng (6 người); Thái Nguyên (7 người); Thanh Hóa (8 người); Thừa Thiên - Huế (3 người); Trà Vinh (4 người); ứng cử viên người DTTS.
Đa phần ứng cử viên người DTTS ở các địa phương miền núi, vùng DTTS lần đầu tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Do vậy, để bảo đảm tỷ lệ người DTTS trong Quốc hội ngày càng tăng, Hội đồng Dân tộc đã đặc biệt chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận động tranh cử cho các ứng cử viên người DTTS thông qua việc tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là người DTTS”.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng ứng cử viên người DTTS, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân, làm cho ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
PV