Máu được dùng để truyền cho người bệnh mất máu cấp và thiếu máu mạn tính. Nếu không có máu để truyền kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hại đến tính mạng. Do đó, máu là một loại dược phẩm quý, chỉ có được từ người hiến máu, không thể sản xuất và không có chất nào có thể thay thế được.
Để cảm ơn và khuyến khích những người hiến máu tình nguyện, đặc biệt là người hiến máu nhiều lần, năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC), Hiệp hội Truyền máu Quốc tế và Hiệp hội Người hiến máu Thế giới đã chọn ngày 14/6 hằng năm để tôn vinh những người hiến máu. Đặc biệt ngày 14/6 còn là ngày sinh của vị giáo sư người Áo, Karl Lendsteiner - người đầu tiên phát hiện ra hệ nhóm máu ABO vào năm 1900. Phát hiện này của ông đã giúp mang tới bước tiến quan trọng trong lịch sử truyền máu của nhân loại.
Việc chọn ngày 14/6 là ngày “Thế giới tôn vinh những người hiến máu” với mong muốn kêu gọi các quốc gia, kêu gọi cộng đồng hãy ghi nhận và tôn vinh hành động cao đẹp của những người hiến máu. Người hiến máu có thể là những người nổi tiếng, người quan trọng trong xã hội, hoặc là những người bình thường nhất. Nhưng đối với người bệnh, người hiến máu tình nguyện thực sự là những anh hùng vì đã đem tặng món quà vô giá của họ cho người xa lạ khác. Chính nhờ những nghĩa cử cao đẹp này mà hằng năm trên thế giới có hàng trăm triệu lượt người được cứu sống nhờ có máu để truyền.
Các hoạt động hiến máu phải được tổ chức thường xuyên, liên tục đều đặn hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo cung cấp máu đầy đủ, kịp thời cho các bệnh viện thực hiện cấp cứu và duy trì hoạt động điều trị. Vì máu có thời gian lưu trữ ngắn, khoảng 1 tháng. Do đó máu lấy ra khỏi cơ thể người hiến không thể để lưu trữ mãi mãi mà chỉ có thời hạn nhất định theo từng lọai thành phần khác nhau của máu.
Chủ đề của Ngày Thế giới Hiến máu năm 2023 là “Give blood, give plasma, share life, share often” (Tạm dịch: Hiến máu thường xuyên, sẻ chia cuộc sống) nhằm mong muốn tập trung vào những bệnh nhân cần hỗ trợ truyền máu suốt đời và nhấn mạnh vai trò của mỗi người trong việc trao tặng món quà quý giá là máu hoặc huyết tương. Đồng thời nhân Ngày Thế giới Hiến máu năm 2023, WHO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho máu hoặc huyết tương thường xuyên để tạo ra nguồn cung cấp máu và các sản phẩm máu an toàn và bền vững, để tất cả bệnh nhân có nhu cầu đều có thể được điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Trong thời điểm hiện nay, việc hiến máu tình nguyện ngày càng quan trọng vì nhiều loại dịch bệnh đe doạ cuộc sống của con người và nó có thể ảnh hưởng đến công tác vận động và thu nhận nguồn máu hiến, trong khi lượng máu dự trữ đang ngày càng khan hiếm. Do đó, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên.
Đối tượng có thể tham gia hiến máu
Tất cả mọi người khỏe mạnh
Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Khi nào không nên hiến máu?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên không nên hiến máu nếu bạn:
Thu Hằng
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/ngay-the-gioi-ton-vinh-nhung-nguoi-hien-mau-a31278.html