Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Hazardous Materials, các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Vương quốc Anh đã mô tả một căn bệnh mới gọi là “plasticosis”, với nguyên nhân trực tiếp là do các sinh vật ăn phải rác thải nhựa trong môi trường sống của chúng.
Trong quá trình kiểm tra những ảnh hưởng xấu của việc nuốt rác thải nhựa đối với sức khỏe của loài chim biển Ardenna carneipes trên đảo Lord Howe, các nhà khoa học nhận thấy chúng xuất hiện triệu chứng bệnh khá giống nhau. Bệnh plasticosis mang đặc điểm tương tự các bệnh xơ hóa khác do vật liệu vô cơ gây ra, như bệnh bụi phổi silic và bệnh bụi phổi amiăng. Những mảnh nhựa nhỏ xíu mắc kẹt trong đường tiêu hóa của chim, gây viêm mãn tính và để lại sẹo ở dạ dày tuyến – khoang đầu tiên trong hệ thống tiêu hóa.
Điều này có thể làm tắc nghẽn các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin của con vật, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và ký sinh trùng hơn. Trong trường hợp cực đoan, những con chim có thể chết đói vì dạ dày của chúng chứa đầy nhựa khó tiêu.
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/enzyme-an-nhua-giup-tai-che-quan-ao-cu-a28223.html