Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Ban Phát triển kinh tế tư nhân tổ chức Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam 2018 với chủ đề “Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số".
Hiện nay, Chính phủ số được công nhận là một sáng kiến quan trọng đối với cải cách hành chính công, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu nỗ lực cho cả chính phủ và người dân. Việc xây dựng Chính phủ số tạo ra các giá trị mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công, giúp các Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, dữ liệu mở sẽ sẽ tạo động lực cho phép mọi người truy cập và sử dụng dữ liệu giúp thông tin được nhanh chóng, chính xác, tạo các cơ hội lớn để phát triển kinh tế số.
Chính phủ Việt Nam đang thể hiện những nỗ lực và quyết tâm cao trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số minh bạch, hiệu quả, đem lại lợi ích cho người dân. Một loạt các kế hoạch, chương trình được đặt ra, phấn đấu đưa Việt Nam vào Top 4 Asean về dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử.
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2018 sẽ đặt trọng tâm là thu nhận những kinh nghiệm của các nước đi trước, tập hợp tri thức các chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và bàn thảo nhằm đề xuất các giải pháp, chương trình thực hiện ngay trong giai đoạn 2018 – 2020, để cụ thể hoá quyết tâm của Chính phủ.
Theo đó, nội dung của Vietnam ICT Summit 2018 sẽ tập trung thảo luận theo 3 chuyên đề chính, bao gồm:
Chính phủ số: Tập trung thảo luận việc xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, minh bạch, hiệu quả, cung cấp dịch vụ công trực tuyền cấp độ cao cho người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế số: Thảo luận việc xây dựng môi trường kinh doanh số; lựa chọn các ưu tiên phát triển kinh tế số của Việt Nam (nông nghiệp, du lịch, CNTT, TMĐT, tài chính ngânh hàng…); thúc đẩy các nền tảng, mô thức kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo.
Hạ tầng số: Tập trung thảo luận việc xây dựng các cấu phần của hạ tầng số phù hợp với chính phủ số và phát triển kinh tế số của Việt Nam như Hạ tầng thiết bị, Hạ tầng kết nối, Hạ tầng dữ liệu, Hạ tầng ứng dụng và Hạ tầng nhân lực…
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước tiến nhất định trong việc xây dựng Chính phủ số. Estonia là một ví dụ điển hình. Quốc gia nhỏ bé này dành từ 1% – 1,4% ngân sách hàng năm cho xây dựng chính phủ điện tử, giúp thu về thêm 2% GDP mỗi năm, 99% dịch vụ công của Estonia được cung cấp trực tuyến, biến mọi công dân thành công dân điện tử, mọi doanh nghiệp thành doanh nghiệp điện tử điện tử.
Trong khi đó, năm 2009 Malaysia thành lập Cơ quan quản lý và đảm bảo hiệu quả Chính phủ (Performance Management Delivery Unit – PEMANDU) nhằm đảm bảo cho sự thành công của Chương trình chuyển đổi Quốc gia (National Transform Program – NTP). Trong vòng 8, PEMANDU giúp Malaysia tạo ra được 2,6 triệu việc làm; tỉ lệ thâm hụt ngân sách giảm từ 6,6% còn hơn 3%.
Kinh nghiệm xây dựng Chính phủ số tại các quốc gia này sẽ được chia sẻ cụ thể Vietnam ICT Summit thông qua những chuyên gia hàng đầu như: Ông Hannes Astok – phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Chính phủ số Estonia, Ông Idris Jala, Chủ tịch Công ty tư vấn toàn cầu PEMANDU. Ông đưa ra việc thực hiên chuyển đổi kinh tế xã hội bền vững, đã được tạp chí Bloomberg đánh giá xếp hạng trong Top 10 Chính trị gia có sức ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014
Diễn đàn năm nay nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn.
Vietnam ICT Summit 2018 dự kiến sẽ thu hút sự tham dự của 500 đại biểu là lãnh đạo cấp cao các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu lớn về ứng dụng CNTT, lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT hàng đầu trong nước và quốc tế, các chuyên gia công nghệ, phóng viên báo chí truyền hình.
Chi Chi
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/thu-tuong-se-du-vietnam-ict-summit-2018-a2642.html