Mỗi ngày khu di tích tiếp đón hàng nghìn lượt người.
Người dân nô nức đến khu di tích cầu an cho dù chưa chính thức diễn ra lễ hội.
Các bãi xe kín các phương tiện của người đi lễ.
Phương tiện xe máy chủ yếu của người dân TP Nam Định và các vùng lân cận.
Rất nhiều người từ các tỉnh xa về Khu di tích đền Trần - Chùa Tháp Phổ Minh trong ngày đầu năm mới bằng phương tiện ô tô.
Ô tô đỗ kín hai bên đường và các bãi xe ban tổ chức lễ hội bố trí xung quanh khu vực di tích.
Xe đỗ hàng dài ra tận Quốc lộ 10.
Trước cửa Đền Trần luôn có lực lượng làm nhiệm vụ không cho phương tiện dừng đỗ.
Thời gian tổ chức lễ hội từ ngày 1 - 6/2/2023 (tức từ ngày 11 - 16 tháng Giêng). Ngày 1/2 (tức ngày 11 tháng Giêng) tổ chức lễ rước kiệu Ngọc Lộ; ngày 2/2 (tức ngày 12 tháng Giêng) tổ chức lễ rước Nước, tế Cá, ngày 4/2 (tức ngày 14 tháng Giêng) từ 22h15 đến 22h40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương; từ 22h40 phút đến 23h10 phút tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn; từ 23h15 phút thực hiện nghi lễ Khai ấn.
Ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) từ 2h thực hiện lễ hồi Kiệu ấn, từ 5h tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 4 điểm gồm 3 nhà Giải Vũ và Nhà trưng bày Đền Trùng Hoa. Ngày 6/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tổ chức tế, lễ tiết Thượng nguyên, tế tiên tổ Vương triều Trần và thực hiện lễ dâng chúc văn hoàn cung. Ngoài ra, trong các ngày diễn ra Lễ hội Khai ấn, tại khu vực đền Trần tổ chức các hoạt động hội truyền thống gồm: múa lân, rồng, hát chèo, chầu văn, múa rối nước, chọi gà, đấu vật, biểu diễn võ thuật… Năm nay lễ hội được khôi phục tổ chức cơ bản đầy đủ nhất các hoạt động lễ hội truyền thống sau 3 năm tạm dừng vì dịch Covid-19.
Người dân đi lễ tại Chùa Tháp Phổ Minh.
Thành tâm kính lễ cầu sức khoẻ, bình an...
Mua muối đầu năm lấy may mắn.
Xin chữ đầu năm mới.
Đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh trong tiết xuân.