Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, nguyên nhân ùn tắc giao thông trên địa bàn là do quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khi số lượng phương tiện giao thông tăng hàng năm, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường cao, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để bảo đảm giao thông, tỷ lệ diện tích đất cho giao thông phải đạt từ 20%-26%; diện tích đất cho giao thông tĩnh đạt 3-4%, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng phải đạt được từ 50-55%.
Tuy nhiên, hiện tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị của Thủ đô mới đạt được khoảng 10,07%; diện tích đất cho giao thông tĩnh mới được
Các tuyến đường giao thông trục chính, các cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, các nút giao, trục đường có nhiều giao cắt với các ngõ, đường ngang gây xung đột giao thông dẫn đến chỉ cần xảy ra một sự cố va chạm, tai nạn giao thông, cũng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Ngoài ra, quá trình tổ chức thi công các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên đường giao thông gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường, dẫn đến tình trạng ùn tắc.
Trong khi đó, ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao, chưa có thói quen tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại hội nghị.
Để giảm ùn tắc, thành phố đang triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm. Giải pháp quan trọng đầu tiên là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch. Trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như quốc lộ 1, quốc lộ 6; các tuyến đường có tính kết nối như Nguyễn Tam Trinh; Lĩnh Nam, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực, đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.
Cùng với đó, tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có.
Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tiếp tục đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý điều hành giao thông và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông, chú trọng đưa chương trình giáo dục về an toàn giao thông vào trong hệ thống giáo dục ngay từ các cấp học đầu tiên; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Đối với các điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, Hà Nội đã tổ chức rà soát các vị trí giao cắt gây xung đột giao thông để bố trí các lực lượng chốt trực hướng dẫn giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc; thường xuyên rà soát các bất cập của tổ chức giao thông, nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý, hạn chế xung đột (bao gồm: điều chỉnh chu kỳ đèn, điều chỉnh hạ tầng nút giao, điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút, xén mở rộng tối đa mặt đường tăng khả năng thông hành cho các phương tiện; xén mở rộng các nút giao, tạo các nhánh rẽ phải liên tục, giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút).
Nhờ các giải pháp nói trên, trong năm 2022, thành phố đã xử lý được 8/35 điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, 20/26 “điểm đen” về tai nạn giao thông, góp phần bảo đảm việc đi lại của nhân dân.
Theo Hà Nội mới
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/ha-noi-chong-un-tac-giao-thong-bang-ket-hop-cac-giai-phap-vua-cap-bach-vua-lau-dai-a25545.html