Tuần qua, phần lớn nước Mỹ đã chịu ảnh hưởng của một đợt bão tuyết lớn, gây tuyết rơi dày kỷ lục, gió thổi mạnh và nhiệt độ lạnh cóng dưới -40 độ C. Mức nhiệt đó đủ khiến một người bình thường bị hoại tử vì tê cóng sau chưa đầy 10 phút tiếp xúc trực tiếp.
Thế nhưng, nó vẫn không nguy hiểm bằng nhiệt độ ở nơi lạnh nhất Trái đất hiện nay. Các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây đã đo được một sườn núi cao ở vùng trên Cao nguyên Đông Nam Cực có nhiệt độ giảm xuống mức khủng khiếp -100 độ C, vào những vào những đêm mùa đông. Đây không chỉ là nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trên hành tinh mà còn có khả năng lạnh nhất có thể.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu vệ tinh được thu thập từ năm 2004 đến 2016, trong những tháng mùa đông đen tối vào tháng 7 và tháng 8.
Như bạn có thể hình dung ra, việc tiếp xúc với nhiệt độ như vậy mà không có thiết bị đặc biệt, dù chỉ trong vài giây, cũng có thể gây chết người. Ví dụ, theo dữ liệu của Cơ quan Dịch vụ Thời tiết Quốc gia, cơ thể người khi tiếp xúc với -70 độ C có thể bị đông cứng trong vòng chưa đầy hai phút.
Dãy núi cao của Cao nguyên Đông Nam Cực này đã giữ kỷ lục “nơi lạnh nhất thế giới” kể từ năm 2013, khi các vệ tinh NASA lần đầu tiên ghi lại nhiệt độ ở đó. Và nó ngày càng trở nên lạnh hơn.
Năm 2013, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là -93 độ C, nhưng hiện tại nó đã giảm còn -100 độ C. Những dữ liệu gần đây đã được điều chỉnh dựa trên báo cáo của các trạm thời tiết trên mặt đất, kết hợp với tình trạng khô của khí quyển. Các tính toán mới cho thấy không khí khô hơn có thể khiến nhiệt độ giảm hơn nữa, thêm khoảng 5 độ C.
Nhiệt độ ở nơi lạnh nhất trên Trái đất còn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở một số khu vực trên Sao Hỏa - hành tinh ở xa Mặt trời hơn nhiều so với Trái đất. Hành tinh đỏ này có nhiệt độ trung bình là -61,7 độ C. Thế nhưng, tại phía các cực, nhiệt độ thấp đến mức -140 độ C vào những tháng mùa đông.
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/noi-lanh-nhat-trai-dat-dang-100-do-c-nguoi-binh-thuong-khong-tru-noi-vai-giay-a24841.html