Chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'đại dịch kép' COVID-19 và cúm

Các chuyên gia lo ngại khả năng lây nhiễm kép giữa virus cúm và SARS - CoV-2, đặc biệt là ở người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền.

Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để virus cúm mùa phát triển. Trong khi đó, dịch Covid-19 vẫn ở mức nguy cơ cao. Trong một bài phỏng vấn của tạp chí Time với TS. Khalilah Gates - chuyên gia các bệnh về phổi của Đại học Northwestern đã đề cập đến nỗi lo khi người bệnh nhiễm SARS - CoV-2 kết hợp với virus cúm mùa chủng A, B, C sẽ dẫn đến siêu lây nhiễm khiến tình hình tệ hơn.

img-8005-962-1668129098.jpg

Khả năng lây nhiễm kép giữa virus cúm và SARS - CoV-2, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ảnh: VietNamNet

Người cao tuổi là nhóm đối tượng sẽ dễ mắc virus kép do khả năng tự hệ miễn dịch kém. Hệ miễn dịch suy giảm chức năng ở người cao tuổi tăng nguy cơ phơi nhiễm với virus cúm mùa và SARS-CoV-2… Sau khi người bệnh nhiễm một loại virus thì hàng rào bảo vệ ở vùng tai mũi họng bị tổn thương, viêm và phù nề, tăng tiết dịch, từ đó tạo điều kiện cho virus khác bám vào và gây bệnh, còn gọi là sự đồng nhiễm hoặc bội nhiễm.Các tế bào T suy giảm nghiêm trọng khi quá trình lão hóa diễn ra. Sự giảm sút tế bào T dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của tuyến ức hoặc tủy xương, do đó không thể sản sinh tế bào gốc tạo ra tế bào miễn dịch. 

Hiện có ba chủng virus cúm chính là A, B và C. Trong đó, cúm B bao gồm 2 dòng B/Victoria và B/Yamagata. Chủng này ít thay đổi và thay đổi chậm hơn so với virus cúm A. Các chủng cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H3N2.

Các khuyến cáo của Hệ thống giám sát và ứng phó với dịch cúm toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - GISRS) đã giúp các nhà sản xuất vắc xin cải tiến các loại vắc xin ứng biến với nguy cơ phát dịch.

Bốn chủng cúm có khả năng lưu hành phổ biến trong mùa cúm Bắc bán cầu năm 2022-2023 được cập nhật gồm cúm A/Victoria/2570/2019 (H1N1)pdm09-like virus, cúm A/Darwin/9/2021 (H3N2)-like virus, cúm B/Austria/1359417/2021 (B/Victoria lineage)-like virus và cúm B/Phuket/3073/2013 (B/Yamagata lineage)-like virus.

Trong khi đó, những thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số những trường hợp tử vong liên quan tới cúm có tới 70 - 85% là người trên 65 tuổi, 50 - 70% trong tổng số trường hợp phải nhập viện cũng rơi vào độ tuổi này. Người nhiễm đồng thời Covid-19 và cúm trở nặng phải thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2,4 lần so với người chỉ bị nhiễm một trong hai loại virus.

Nguy cơ biến chứng là do sự suy giảm miễn dịch và chức năng cơ quan tăng dần theo tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường kèm nhiều bệnh nền: bệnh tim, tiểu đường,… và việc nhiễm virus cúm có thể gây mất ổn định các bệnh nền sẵn có.

Cùng quan điểm này, ông Đông Trần, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cũng cho rằng thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao về các đợt dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm và COVID-19, và việc ngăn chặn điều đó vẫn là một chặng đường dài.

Kể từ tháng 6, đã có một đợt bùng phát cúm gia cầm mới ở châu Âu và đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 chưa từng có ở Mỹ, với nguy cơ lây lan sang người rất cao. Trong khi đó, tình hình COVID-19 trên toàn cầu hiện nay vẫn rất phức tạp, và số ca nhập cảnh vẫn phát sinh.

“COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp như cúm mùa có thể kết hợp với nhau và tạo ra một đại dịch kép tiềm ẩn trong mùa đông này và mùa xuân tới,” theo ông Cao Phúc, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc.

Khi Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh của Trung Quốc với tổng số ca mắc trung bình hàng ngày là gần 3.000 ca, nhiều địa phương, bao gồm cả Hà Nam, Quảng Đông của Trung Quốc, đang đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn virus, ông Phúc nói và cảnh báo tỷ lệ tiêm phòng cúm nhìn chung còn thấp dù mức độ tiêm chủng COVID-19 hiện nay đang dần tăng lên.

Giải pháp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus kép

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vắc xin cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm thiểu 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm. Để Để chủ động bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình, tránh nguy cơ nhiễm cúm mùa trong tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tiêm phòng vắc xin cúm tăng cường miễn dịch ở người già là một trong những giải pháp được nhiều gia đình cân nhắc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vắc xin cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm thiểu 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm.

Khi những người trẻ hơn trong gia đình bị cúm cần hạn chế tiếp xúc và đảm bảo vệ sinh hằng ngày. Chế độ dinh dưỡng đủ chất cũng rất quan trọng với người cao tuổi. Đặc biệt, khi người già trong nhà có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Chị Võ Thị Giang (sinh sống tại quận Gò Vấp) không khỏi lo lắng cho người mẹ trên 60 tuổi đang mắc bệnh tim nên ngày từ đầu tháng 10 đã đưa mẹ đi tiêm mũi ngừa cúm. Chị Giang chia sẻ: “Triệu chứng của cúm mùa và COVID-19 khá giống nhau nên tôi rất hoang mang. Sau khi tiêm mũi cúm cho bà, tôi yên tâm hơn hẳn. Mấy đứa nhỏ mắc cúm quấn quýt bên bà cũng đỡ lo bà bị nhiễm bệnh từ cháu”.

Người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền là đối tượng nguy cơ cao, được Bộ Y tế Việt Nam và WHO ưu tiên khuyến cáo tiêm phòng cúm hằng năm. Việc chủ động phòng ngừa bằng vắc xin cúm là một trong những biện pháp góp phần giúp phòng nhiễm cúm ở người già.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất cho người cao tuổi để giúp tăng cường sức đề kháng. Khi những người trẻ hơn trong gia đình bị cúm, cần hạn chế tiếp xúc với người già và đảm bảo vệ sinh hằng ngày. Đặc biệt, khi người già trong nhà có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Vũ Hạnh (T/h)

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/chuyen-gia-canh-bao-nguy-co-dai-dich-kep-covid-19-va-cum-a22612.html