Tác phẩm “Rác thải nhựa đang tàn sát sinh vật biển” của tác giả Nguyễn Xuân Duy. Thông qua tác phẩm này, tác giả mong muốn cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật biển.
Tác phẩm” Tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam” của tác giả Phan Thanh Tân. Hình ảnh chú cua nhỏ bị mắc kẹt trong chiếc cốc nhựa là lời cảnh báo về tình trạng ô nhiễm rác thải đại dương từng ngày bóp nghẹt các loài sinh vật biển.
Bức ảnh được tác giả Nguyễn Anh Thao chụp tại vùng biển ở Cát Bà (Hải Phòng). Một người đàn ông đang cố gắng giải cứu một con cá bị mắc vào túi nilon.
Tác phẩm “Những gì còn sót lại” của tác giả Đinh Ngọc Bảo (TP.HCM). Bức ảnh được tác giả ghi lại trong một chuyến đi du lịch ở Côn Đảo vào giữa năm 2021. “Tôi đã ghi lại được khoảnh khắc này, một chú khỉ đang ngồi thưởng thức vỏ chai nhựa và nhầm tưởng rằng đấy là thức ăn!”, tác giả chia sẻ.
Tác phẩm “Nỗi sợ hãi” của tác giả Nguyễn Tấn Vũ. Tác phẩm ghi lại hình ảnh một con cò bị vướng vào túi nilon mà không thể thoát ra.
Tác phẩm “Đất không còn sạch” của tác giả Lê Chậu Đạo. Tác giả chụp những con cò kiếm ăn phải bay đi tìm mảnh đất mới vì vùng đất này đã bị ô nhiễm.
Ngoài các tác phẩm phản ánh tình trạng rác thải nhựa trên biển đang đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển, nhiều tác phẩm còn thể hiện tình yêu với môi trường. Trong đó, ngày 16/6/2022, tác giả Trịnh Lập ghi nhận hình ảnh các cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Lân thuộc vùng biển Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) tổ chức ra quân thu lượm nhặt rác thải nilon và các loại rác gây ô nhiễm góp phần làm sạch bờ biển.
Tác giả Huỳnh Thanh Huy chụp một công nhân đang vận chuyển những bó chai nhựa đã qua sử dụng, chuẩn bị mang vào khu tái chế rác thải nhựa tại một cơ sở tái chế nằm ở ngoại ô TP Hà Nội.
Tác giả Vũ Thuý Hoa chụp người phụ nữ đang lọc phế thải nhựa tại làng Xà Cầu (Hà Nội). “Phế thải nhựa và thách thức của toàn cầu trong việc xử lý rác thải đúng cách để bảo vệ môi trường”, tác giả chia sẻ thông điệp.
Tác giả Lưu Trọng Đạt ghi lại hình ảnh người phụ nữ đi thu gom rác thải trên đường phố của tỉnh Hòa Bình. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng." Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.