Những thay đổi hàng đầu trong lối sống cần thực hiện sau cơn đau tim

Thực hiện một lối sống lành mạnh sau cơn đau tim, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của một người và giảm nguy cơ bị đau tim lần thứ hai.

Theo Hindustan Times, lối sống ít vận động cùng với thói quen ăn uống kém đang làm suy giảm sức khỏe tim mạch của chúng ta.

Các cơn đau tim đang trở nên phổ biến hơn sau đại dịch với sự gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng của COVID-19, lười vận động và lựa chọn ăn uống không lành mạnh.

Tiến sĩ Vikrant Khese, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Phòng khám Apollo cho biết, lựa chọn thực phẩm phù hợp (thực phẩm giàu protein với ít chất béo, nhiều chất xơ với ít muối và ít đường), tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc, tuân thủ uống thuốc là tất cả những gì bạn cần để giảm nguy cơ đau tim lần thứ hai.

dau-tim-5996-1664438878.jpeg
Những thay đổi lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đau tim. (Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là những thay đổi hàng đầu trong lối sống cần thực hiện sau cơn đau tim:

Vận động nhiều hơn

Tiến sĩ Praveer Agarwal, Giám đốc điều hành Fortis Escorts cho biết, ít vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Đi bộ nhanh 30 – 45 phút mỗi ngày có thể rất hữu ích và thúc đẩy lưu thông máu.

Ngủ đủ giấc

Theo một số nghiên cứu, những người ngủ đủ giấc sẽ ít bị đau tim, tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm.

Tiến sĩ Agarwal nói rằng, việc duy trì một lịch trình ngủ là rất quan trọng để có một trái tim khỏe mạnh và một người phải ngủ ít nhất 6 - 8 giờ mỗi ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chúng ta phải cố gắng tránh chất béo bão hòa, thịt, thực phẩm có hàm lượng calo cao, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm và đồ uống có đường, các sản phẩm nướng cùng những thứ khác.

Mặt khác, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nên là một phần của chế độ ăn uống của bạn. Chúng bao gồm toàn bộ các loại ngũ cốc như bột yến mạch và cám yến mạch, trái cây như táo, chuối, cam, lê và mận khô, các loại đậu như đậu tây, đậu lăng, đậu gà, đậu mắt đen và đậu lima,...

Giảm thiểu muối

Tiến sĩ Kumar cho biết, hạn chế lượng natri (6 gam muối) trong thực phẩm cũng có thể hữu ích trong việc hồi phục sức khỏe tim mạch.

Điều này có nghĩa là bạn nên chọn thực phẩm và gia vị ít muối hoặc "không thêm muối" tại bàn ăn hoặc trong khi nấu ăn.

Tránh rượu và hút thuốc

Hạn chế đồ uống có chứa cồn. Quá nhiều rượu sẽ làm tăng huyết áp và mức chất béo trung tính. Rượu cũng làm tăng thêm calo, do đó sẽ làm tăng cân.

Quản lý trọng lượng

Tiến sĩ Kumar cho biết, duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh CHD (Dị tật tim bẩm sinh).

Mục tiêu chung cần hướng tới là chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25. BMI đo trọng lượng của bạn liên quan đến chiều cao và ước tính tổng lượng mỡ cơ thể của bạn.

Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 được coi là thừa cân. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì. Chỉ số BMI dưới 25 là mục tiêu để ngăn ngừa và điều trị CHD.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ đau tim giảm trong vòng 24 giờ sau khi ngừng hút thuốc; trong vòng 1 năm sau khi bỏ thuốc - nguy cơ giảm đáng kể và đến 2 năm thì đạt mức không hút thuốc.

nhung-thoi-quen-gay-ung-thu-5689-1664438996.jpeg
Ngừng hút thuốc ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh. (Ảnh: NHẬT LINH)

Quản lý căng thẳng

Tiến sĩ Charan Lanjewar, Bác sĩ tim mạch can thiệp và tư vấn viên tại Global Hospital, Parel, Mumbai cho biết: "Hãy suy nghĩ ít hơn và tạo kết nối cơ thể tâm trí. Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Tránh các tình huống căng thẳng và thiền định ít nhất nửa giờ mỗi ngày."

Dùng thuốc thường xuyên

Điều quan trọng là duy trì sự tuân thủ với các loại thuốc của bạn và đi khám sức khỏe định kỳ vào những khoảng thời gian do bác sĩ tim mạch chỉ định. Đừng xem nhẹ những bài kiểm tra này. Vì nhiều loại thuốc của bạn sẽ cần được điều chỉnh dựa trên kết quả của chúng, theo Hindustan Times.

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/nhung-thay-doi-hang-dau-trong-loi-song-can-thuc-hien-sau-con-dau-tim-a20718.html