Giai đoạn từ năm 2010-2020, ngoài huy động nguồn vốn từ ngân sách, tỉnh Quảng Trị còn tích cực xúc tiến vận động được hơn 100 dự án viện trợ không hoàn lại cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh với tổng kinh phí trên 110 triệu USD, tương đương 2.530 tỷ đồng. Nguồn lực này còn giúp tỉnh đào tạo và trang cấp thiết bị, phương tiện hiện đại cho gần 1.000 nhân viên kỹ thuật giải quyết hậu quả bom mìn.
Giai đoạn từ năm 2021-2025, tổng vốn các tổ chức quốc tế cam kết tài trợ cho tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là trên 40 triệu USD.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị đã rà phá được hơn 25.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn; phát hiện và xử lý an toàn trên 765.000 bom mìn và vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh; đồng thời, hỗ trợ hàng nghìn nạn nhân bom mìn, nâng cao nhận thức về nguy hiểm bom mìn cho hầu hết người dân và học sinh.
Đạt được kết quả này, ngoài huy động nguồn vốn từ ngân sách, tỉnh Quảng Trị còn tích cực xúc tiến vận động được hơn 100 dự án viện trợ không hoàn lại từ các nhà tài trợ ... cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh với tổng kinh phí trên 110 triệu đô la Mỹ, tương đương 2.530 tỷ đồng. Nguồn lực này còn giúp tỉnh Quảng Trị đào tạo và trang cấp thiết bị, phương tiện hiện đại cho gần 1.000 nhân viên kỹ thuật giải quyết hậu quả bom mìn.
Quảng Trị là tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn cao nhất cả nước với 82% trên tổng diện tích đất. Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Trị đã khiến hơn 3.430 người chết, 5.100 người bị thương. Phần lớn diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, đồng thời đe dọa đến tính mạng của người dân. Điển hình vào ngày 16/2/2022, vụ nổ đạn cối 81mm còn sót lại sau chiến tranh đã xảy ra tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ khiến một người tử vong. Do đó, từ năm 1995, tỉnh Quảng Trị bắt đầu hợp tác với các tổ chức quốc tế, triển khai hoạt động làm sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam cho biết: Hằng năm, tỉnh có 60.000 lượt người được tiếp cận chương trình giáo dục phòng, tránh bom mìn; từ 1.300 - 1.500 nạn nhân và gia đình nạn nhân bom mìn được hỗ trợ về y tế, phát triển sinh kế. Đến năm 2025, tất cả trường học trên địa bàn tỉnh đều đưa chương trình giáo dục phòng, tránh bom mìn vào dạy học tích hợp trong các môn học. Quảng Trị cũng phấn đấu đến sau năm 2025 sẽ là tỉnh đầu tiên trong cả nước “an toàn” không chịu tác động của bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh.
Để đặt được mục tiêu này, từ năm 2022 - 2025, bình quân mỗi năm tỉnh phấn đấu rà phá được khoảng 3.000 ha đất ô nhiễm bom mìn; vận động viện trợ từ các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài 10 triệu đô la Mỹ/năm để khắc phục hậu quả bom mìn; hoàn thành 100% hoạt động khảo sát bom chùm và công bố các khu vực xác định nguy hiểm do ô nhiễm bom mìn; xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn; thực hiện tốt thông tin tuyên truyền khắc phục hậu quả bom mìn nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan chức năng và nhân dân.
NQ
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/quang-tri-ra-pha-duoc-hon-25000-ha-dat-bi-o-nhiem-bom-min-a19837.html