Truyền thống hiếu học nhưng tư duy lạc hậu
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ Đại học và trên Đại học đang có xu hướng tăng. Cụ thể số người thất nghiệp có trình độ Đại học trở lên theo thống kê năm 2017 là 237 nghìn người, tăng 53,9 nghìn người so với quý II/2017.
Từ số liệu trên cho thấy hàng nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp sau nhiều năm đèn sách. Từ đó không ít những cử nhân lựa chọn việc học lên thạc sĩ để rồi ngày càng đẩy con số thất nghiệp lên cao và lựa chọn những công việc mà trước đây không bao giờ nghĩ tới.
Việc tiếp cận một nền giáo dục cao nhất thì đại học hay cao học thì hoàn toàn chính đáng, trong những kỳ thi THPT Quốc gia tỷ lệ thí sinh đăng ký các trường Đại học năm nào cũng tăng cao, mục đích để có thể chạm vào được giấc mơ đại học và hy vọng vào một tương lai rộng mở.
Nhưng thực tế hiện nay, bằng Đại học gần như phổ cập và không còn được coi là hiếm trong xã hội này khi mà các trường Đại học ồ ạt mở cửa, đào tạo từ xa thì bằng Đại học đã dần trở nên mất lợi thế, không có sự khác biệt trong quá trình xin việc, trong khi các trường luôn gieo vào đầu sinh viên những thứ ảo tưởng về sức mạnh bằng cấp sau khi ra tốt nghiệp với những cơ hội làm việc từ trên trời rơi xuống.
Nhiều ý kiến cho rằng thất nghiệp đa số đều kém nên khó khăn trong quá trình xin việc. Quan điểm đó không hẳn là sai nhưng tại sao nhiều người không học Đại học, không học Thạc sĩ mà họ vẫn không hề thất nghiệp, vẫn tìm cho bản thân một công việc, thậm chí có cả doanh nghiệp riêng?
Nhìn nhận về góc độ giáo dục, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng, không ai ngăn cấm bạn học cao, học nhiều nhưng đừng bao giờ lãng phí tuổi trẻ. Đối với tâm lý chung của người Việt Nam thì muốn một cái danh, thích những tấm bằng cao học mà không cần quan tâm đến cơ hội việc làm sau này.
Hơn 200.000 nghìn cử nhân thất nghiệp sau đại học, con số này khiến không ít người giật mình bởi nhiều người luôn muốn lựa chọn Đại học và học xong thì lại không xin được việc, tiếp tục đi học tiếp. Học, học nữa, học mãi, nhưng mục tiêu của việc học chạy theo bằng cấp phải chăng là một xã hội hiếu học nhưng lại lạc hậu?
Tất cả những vấn đề trên thì nguyên nhân do đâu? Nhu cầu của người học ngày một tăng nhưng lại mâu thuẫn với chất lượng đào tạo trong nhà trường. Chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ chỉ trên giấy bút và hoàn toàn không sát với thực tế, chỉ dạy những gì họ có chứ không cần biết xã hội cần nguồn lao động như nào và ngành nào đang thiếu hụt nguồn nhân lực. Mặt khác giáo trình giảng dạy quá nghiêng về lý thuyết, thực hành hạn chế khiến sinh viên mới ra trường không có đủ kỹ năng đáp ứng được công việc theo đúng yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc hướng nghiệp trong nhà trường còn ở mức hạn chế dẫn đến việc học sinh không nhận ra được sở thích nghề nghiệp của bản thân, nhu cầu lao động của xã hội mà chỉ nghĩ cứ học xong đại học là thành công. Tuy nhiên hiện nay việc hướng nghiệp gần như chưa được thực hiện một cách rõ ràng làm gia tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp.
Hướng đi nào giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay?
Những số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cho thấy lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp cao là câu trả lời cho việc học mà không có định hướng, không tìm hiểu nhu cầu xã hội. Nhiều người đã phải bỏ tấm bằng cử nhân, thạc sĩ đi để lựa chọn những công việc phổ thông, điều đó cho thấy một sự lãng phí lớn về tiền bạc và thời gian.
Nhu cầu nguồn nhân lực của mỗi ngành nghề là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển. Tuy nhiên theo con số thống kê có thể thấy, hầu hết các cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được xã hội đề cập đến không thuộc lĩnh vực Y tế, nhóm ngành sức khỏe: Bác sĩ, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Dược sĩ, Điều dưỡng viên… Rõ ràng điều đó cho thấy nguồn nhân lực trong nghề Y Dược tại Việt Nam đang thiếu trầm trọng.
Khá nhiều bạn trẻ đã lựa chọn lại hướng đi bằng cách học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược nhằm mang lại cơ hội nghề nghiệp, chuyển đổi công việc với mức thu nhập hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó những năm gần đây nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng ngày một tăng cao, vì vậy nhân lực ngành Y Dược cũng đang thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang mở rộng hợp tác với các nước nhằm mở rộng thị trường lao động, hội nhập quốc tế nên đòi hỏi chất lượng dịch vụ trong ngành Y dược phải được đẩy mạnh.
Để tiếp tục giải quyết bài toán này, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng việc các cử nhân, thạc sĩ đăng ký học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Y dược không những bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt trong ngành Y tế mà còn giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm gánh nặng cho xã hội.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, việc đổi mới chất lượng đào tạo là vô cùng quan trọng đặc biệt đối với nhóm ngành sức khỏe. Nắm bắt được vấn đề trọng tâm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là đơn vị tiên phong trong mô hình đào tạo Bệnh viện – Trường học đã được áp dụng tại các nước phát triển.
Theo mô hình này, sinh viên sẽ được học 30% lý thuyết, còn lại 70% kiến thức sẽ được thực hành thực tế tại phòng thí nghiệm và các bệnh viện do nhà trường liên kết. Với việc áp dụng mô hình đào tạo ứng dụng thực tế, sinh viên theo học tại trường sẽ có nhiều cơ hội thực tập thực tế, nâng cao kỹ năng tay nghề và chuyên môn một cách tốt nhất.
“Việc đào tạo sinh viên trở thành nguồn nhân lực chất lượng trong hệ thống Y dược là mục tiêu cốt lõi trong việc áp dụng mô hình đào tạo Bệnh viện – Trường học. Ngoài những kiến thức chuyên môn, sinh viên khi theo học tại trường sẽ được trang bị thêm những kỹ năng mềm và kỹ năng hội nhập, tạo tiền đề tốt trong tương lai với cơ hội thăng tiến cùng với mức thu nhập cao” – PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Phương Thảo
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/cu-nhan-thac-si-dua-nhau-that-nghiep-nguyen-nhan-do-dau-a1947.html