Quả vải ngon còn có công dụng giúp phòng ngừa nhiều bệnh

Vải là loại trái cây quen thuộc trong mùa hè. Trong Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt, có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả vải chứa tới 82% là nước và 16,5% Carbohydrate. Bên cạnh đó, vải còn là loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin C, B, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, canxi…

Nhờ các thành phần giàu dinh dưỡng nên quả vải không chỉ được đánh giá là loại trái cây thơm ngon mà còn có công dụng giúp phòng ngừa nhiều bệnh.

Lợi ích của quả vải đối với sức khỏe

Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram.

Vải giàu vitamin C: Vải rất giàu vitamin và các loại khoáng chất. Ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.

Đồng: Vải thiều là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu chất đồng có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.

Ngoài vitamin nhóm B, C, E, K, beta carotene, trong trái vải còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp. Cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ,….Bên cạnh đó, quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống oxy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác. Do đó, quả vải tốt cho tiêu hóa, người tăng huyết áp, người muốn giảm cân...

Theo các chuyên gia quả vải có nhiều vitamin

Một số phương pháp giúp hạn chế việc gây nóng cho cơ khi ăn vải

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội, không nên ăn quá 10 quả vải/lần, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn; trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ bị nhiệt, tốt nhất chỉ nên ăn 4-5 quả/lần.Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn 3-4 quả/lần.

Uống một chút nước muối, trà thảo dược, canh bí đao, chè đậu xanh trước khi ăn quả vải sẽ có tác dụng giải nhiệt.

Khi ăn quả vải, nên ăn cả lớp vỏ mỏng màu trắng sau lớp vỏ dày sẽ giúp giải nhiệt.

Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.

Để tránh cơ thể không bị nóng sau khi ăn vải, nhiều người thường có thói quen ngâm quả vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn.

Quả vải chứa nhiều đường nên nếu ăn khi đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều quả vải khi "bụng rỗng" sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa và xảy ra tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ dập, úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.

LH

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/qua-vai-ngon-con-co-cong-dung-giup-phong-ngua-nhieu-benh-a16343.html