Rác thải nhựa tại Việt Nam: Những con số báo động

Tại Việt Nam, chất thải nhựa và ô nhiễm nhựa đang gia tăng do xu hướng sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Việt Nam tăng lên 81 kg/người/năm, và 70% trong số đó trở thành rác thải.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2020, chỉ ra rằng chất thải nhựa và túi ni lông thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Chỉ 10% trong số đó được tái chế sử dụng.
Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Việt Nam tăng lên 81 kg/người/năm và 70% trong số đó trở thành rác thải.

5-ong-nguyen-duc-vinh-tong-thu-ky-mang-luoi-pha-1652895443.JPG
Ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng thư ký Mạng lưới Đối tác hành động về nhựa và sức khoẻ

Theo công bố của The Wall Stress Journal từ thống kê số liệu tại một số nước năm 2010, trong số các quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất, Việt Nam thuộc top 4 với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý đổ ra môi trường nước mỗi năm.
Trong số 20 quốc gia được nghiên cứu, khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất. Rác thải nhựa chiếm 50 - 80% lượng rác thải biển tại Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng thư ký Mạng lưới Đối tác hành động về nhựa và sức khoẻ (PHA) cho biết, dù đã có những con số đáng báo động nhưng thực trạng hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu về ảnh hưởng của rác thải nhựa lên sức khỏe con người.
Ô nhiễm hạt vi nhựa, gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở phổi và gan, đặc biệt là những hạt mịn, có thể đi qua màng tế bào, hàng rào máu não và nhau thai. Rác thải nhựa cũng là nơi cư trú của những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Ecoli, Bacillus cereus… Đây cũng là vật chứa lý tưởng cho những vật trung gian truyền các bệnh Zika, sốt xuất huyết Dengue…
Hạt vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi: trong đại dương, muối biển, cá, vi sinh vật biển, nước máy, bang ở Nam Cực và đáng quan ngại nhất là ở trong cơ thể người. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 90% muối ăn trên thế giới nhiễm hạt vi nhựa.

racthainhua2-1652895318.jpeg
Rác thải nhựa có thể tổn tại từ 400 đến 1.000 năm 

Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc. Cá, chim, hàu và nhiều loài thủy sinh khác nhầm lẫn hạt vi nhựa là thực phẩm và ăn vào. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hang nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích tụ lại trong cơ thể thực vật, động vật.
“Các nghiên cứu chỉ ra trung bình mỗi người nuốt phải 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm, tương đương với khoảng 250 gam, ước tính bằng 1 chiếc thẻ tín dụng. Người Việt chúng ta cũng không ngoại lệ. Đây là một con số đáng báo động đến sức khỏe con người. Việc chúng ta cần làm mạnh mẽ hơn, là nghiên cứu toàn diện, có hệ thống, nhằm đưa ra những bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của ô nhiễm nhựa, rác thải nhựa đến sức khỏe người Việt. Từ đó có những biện pháp và chính sách phù hợp", ông Vinh nhấn mạnh.


 

Nguyễn Tuấn

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/mat-tu-400-den-1000-nam-moi-co-the-phan-huy-rac-thai-nhua-a16123.html