Chiến lược phát triển của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020

(NĐ&ĐS) - Đến năm 2020, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trở thành Hội quốc gia vững mạnh, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp nhân đạo của đất nước, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức và tình huống trong công tác nhân đạo.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng và tổ chức bổ trợ của Chính phủ trong công tác nhân đạo, có nhiệm vụ trực tiếp trợ giúp và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, những người dễ bị tổn thương cải thiện cuộc sống về vật chất và tinh thần, vươn lên trong cuộc sống.

Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, đóng vai trò nòng cốt và tổ chức bổ trợ của Chính phủ trong các hoạt động nhân đạo, chủ động tham gia ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức, tình huống trong công tác nhân đạo, tiếp tục đóng góp tích cực cho Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Baonhandao.vn đăng tải một số nội dung chính trong Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020:

 

Lĩnh vực hoạt động trọng tâm

1.

Phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ, cứu trợ khẩn cấp, phục hồi tái thiết

 

Mục tiêu: Góp phần nâng cao khả năng của các cộng đồng dễ bị tổn thương và của các cấp Hội trong việc tổ chức các hoạt động giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực tự phục hồi do tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu số người chết, bị thương, thiệt hại về kinh tế và sinh kế do thảm họa gây ra; tăng cường khả năng ứng phó và phục hồi sau thảm họa

 

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ, thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thực hiện mô hình cộng đồng an toàn

- Kho hàng cứu trợ và hàng hoá cứu trợ

- Đội ứng phó thảm hoạ Trung ương, đội ứng phó thảm hoạ cấp tỉnh và cấp xã

- Tìm kiếm tin tức thân nhân và phục hồi liên lạc gia đình

 

- tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thảm họa, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh và ứng phó thảm họa

- xây dựng đội ứng phó thảm họa cấp cộng đồng;

- dự trữ về tiền và hàng cứu trợ ở mức khác nhau, sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra

- đào tạo tập huấn viên, hướng dẫn viên về DRR/CCA, CBDRM, PEER/CADRE

- triển khai các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng và xây dựng cộng đồng an toàn

- kiện toàn Đội Ứng phó thảm họa quốc gia (NDRT), lập 33 đội ứng phó thiên tai, thảm họa cấp tỉnh (PDRT), trên 200 đội ứng phó thảm họa cấp xã (CDRT)

- hoàn thiện quy trình cứu trợ khẩn cấp

 

 

- Cách mạng công nghệ 4.0

- Biến đổi khí hậu

- Đô thị hoá và các vấn đề liên quan đến đô thị hoá

- Yêu cầu phát triển của đất nước

- Vấn đề phân hoá giàu nghèo

- Tình hình gia tăng về thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh 

 

2.

Chăm sóc sức khoẻ dựa vào cộng đồng  

 

Mục tiêu: Góp phần giảm thiểu tử vong, chấn thương, tàn tật và nâng cao khả năng tự chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sống.

 

- Xây dựng lực lượng tập huấn viên, hướng dẫn viên sơ cấp cứu

- Tập huấn sơ cấp cứu cho người dân/ lực lượng Hội

- Thành lập các trạm, điểm sơ cấp cứu cộng đồng

- Phát triển các hình thức vận chuyển cấp cứu

- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; phát triển mạng lưới tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe, vệ sinh và nước sạch

- Nước sạch và vệ sinh môi trường trong tình huống khẩn cấp (tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tham gia cung cấp nước sạch vệ sinh)

- Nước sạch và vệ sinh môi trường cộng đồng (tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh…)

- Tổ chức các hoạt động KCB, phát triển các đoàn thầy thuốc tình nguyện CTĐ, cơ sở KCB nhân đạo

- rà soát, củng cố hệ thống trạm, điểm sơ cấp cứu

- chuẩn hóa khung chương trình, tài liệu huấn luyện sơ cấp cứu thống nhất trong toàn Hội, nâng cấp trang thiết bị và đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu, đảm bảo đủ điều kiện cấp phép hoạt động; tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cơ bản cho đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên và tình nguyện viên sơ cấp cứu

- triển khai hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch, tổ chức hoạt động liên quan đến nước sạch, vệ sinh trong tình huống khẩn cấp, vận động xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh cho hộ nghèo

- duy trì hoạt động các cơ sở khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ, các đội khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, đoàn thầy thuốc tình nguyện, phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ phẫu thuật mắt, tim bẩm sinh, chỉnh hình, phục hồi chức năng

 

 

   

3.

Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác        

 

Mục tiêu: Tăng cường cung cấp máu an toàn phục vụ công tác cấp cứu và điều trị người bệnh thông qua thúc đẩy hiến máu tự nguyện và vận động chính sách về cung cấp máu và các chế phẩm máu an toàn.

 

- Hiến máu nhân đạo và hiến tặng mô tạng

- Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên CTĐ về hiến máu tình nguyện;

- Tuyên truyền vận động

- Tổ chức tiếp nhận máu

- Xây dựng lực lượng hiến máu dự

- Trung tâm máu CTĐ

 

- Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp từ Trung ương đến quận/huyện/thị

- Tổ chức truyền thông, vận động hiến máu

- Thành lập mới và duy trì hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện

- Tập huấn cho hàng trăm ngàn lượt tình nguyện viên nòng cốt về tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện

- Mô hình trong vận động hiến máu tình nguyện như: Câu lạc bộ hiến máu dự bị (ngân hàng máu sống), Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm, Câu lạc bộ 25, tuyến phố hiến máu, dòng họ hiến máu, gia đình hiến máu, "mỗi xã, phường là một điểm hiến máu"…

- Tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông lớn và các sự kiện

 

 

4. Công tác xã hội nhân đạo

Mục tiêu: Trợ giúp về vật chất và tinh thần cho những người dễ bị tổn thương, giúp họ nâng cao năng lực, kỹ năng phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, cải thiện cuộc sống; tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong công tác xã hội nhân đạo

 

- Thực hiện các phong trào, các cuộc vận động

- Tháng Nhân đạo

- Quỹ hoạt động CTĐ

- Triển khai các công trình nhân đạo

- Triển khai INHANDAO trên toàn hệ thống

- Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam"

- Dự án “Ngân hàng bò” và Chương trình “Ngân hàng bò - Chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới”

- Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”

- Hoạt động trợ giúp nạn nhân chất độc da cam

- Các hình thức trợ giúp, như: trợ giúp thường xuyên, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế, học nghề, tạo việc làm, phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng,  trợ cấp thường xuyên, khám chữa bệnh, hỗ trợ vốn  phát triển sản xuất, xây nhà chữ thập đỏ, cấp học bổng, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật...

- Các mô hình: “Tặng thẻ bảo hiểm y tế”, “Lớp học tình thương”, "Trung tâm nuôi dưỡng người già", Đội xe vận chuyển bệnh nhân nghèo, "Nhà nhân ái", làm cầu bê tông, đỡ đầu trẻ em mồ côi, "Bếp ăn tình thương"…

 

 

 

Các lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển Hội

1. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo

Mục tiêu: Góp phần giáo dục và phát huy lòng nhân ái, nhân đạo của dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ thông qua tuyên truyền rộng rãi các giá trị nhân đạo truyền thống của dân tộc và nhân loại, 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào CTĐ TLLĐ quốc tế, Luật Nhân đạo quốc tế , bốn Công ước Geneva và các nghị định thư bổ sung

 

Tuyên truyền các giá trị nhân đạo (tuyên truyền về Hội, về Luật nhân đạo quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào CTĐ TLLĐ quốc tế, Luật hoạt động CTĐ, các văn bản pháp lý

Tổ chức các sự kiện / chiến dịch truyền thông theo nội dung và chủ đề

- Phản ảnh hoạt động của các cấp Hội, như: công tác xã hội nhân đạo, tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa, hiến máu tình nguyện, khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Chú trọng tuyên truyền về Biểu tượng Chữ thập đỏ và sử dụng Biểu tượng Chữ thập đỏ. Truyền thông trên Internet, mạng xã hội cũng được đầu tư, nhiều cuộc thi viết/thi ảnh

- Ban hành Bộ nhận diện thương hiệu Hội

- Nhiều tin, bài trên các ấn phẩm báo chí Trung ương và địa phương đã phản ánh đậm nét về các hoạt động, các phong trào lớn của Hội

 

 

2.

Vận động xây dựng quỹ cho hoạt động Chữ thập đỏ

 

Mục tiêu: Tạo ra ngày càng nhiều nguồn lực về tiền, hàng để chủ động ứng phó với những thách thức và tình huống trong các hoạt động nhân đạo

 

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp về công tác vận động nguồn lực

- Xây dựng quỹ cho các hoạt động trọng tâm của Hội

- Vận động tài trợ từ các đối tác (tổ chức, cá nhân) trong và ngoài Hội

- Chủ động xây dựng các đề án, dự án

- Phát triển các hình thức xây dựng quỹ, hoạt động kinh tế, dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo

- tiếp tục phát triển các mô hình gây quỹ truyền thống (Thùng nhân đạo, hũ gạo tình thương, đồng tiền nhân ái, nuôi lợn nhựa tiết kiệm...)

- vận động đóng góp ủng hộ công trình nhân đạo, nhắn tin ủng hộ

- phát triển quan hệ đối tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong hoạt động nhân đạo

- tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa phương về xây dựng quỹ, hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn lực

- vận động nguồn lực từ các đối tác trong nước và quốc tế, từ các tổ chức/doanh nghiệp/cơ quan/cá nhân

 

 

3.

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

 

Mục tiêu: Xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, có vị thế xứng đáng trong xã hội, đủ sức làm nòng cốt và thực hiện vai trò tổ chức bổ trợ của Chính phủ trong các hoạt động chữ thập đỏ

 

 

- chủ động hơn trong tham mưu công tác cán bộ

- tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ định kỳ hàng năm cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các khoá tập huấn về sơ cấp cứu, tư vấn sức khoẻ, phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ, vận động hiến máu, vận động xây dựng quỹ...

- tập huấn cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp tỉnh về nghiệp vụ công tác Hội

- xây dựng tài liệu Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo, tái bản cuốn Lịch sử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

- đã quan tâm đến quản lý hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên CTĐ

- thí điểm xây dựng một số đội tình nguyện viên nòng cốt

 

Bùi Tuấn

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/chien-luoc-phat-trien-cua-hoi-chu-thap-do-viet-nam-den-nam-2020-a15856.html