Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng

(NĐ&ĐS) - Năm 2019, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động 160 Trạm, Điểm sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh.

1
Bà Ma Thị Thìn Nga - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh là Giảng viên - Tập huấn viên SCC cấp tỉnh làm mẫu kỹ thuật cố định gãy xương chi trên cho các TNV lớp Tập huấn SCC của 20 Điểm SCC tại huyện Hiệp Hòa (ngày 13-14/01/2016).

Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nghiêm các quy định của Thông tư số 17/2014/TT-BYT, ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế về "Quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu Chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ", được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá cao, ghi nhận những kết quả đạt được nổi bật, cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả cao.

Kết quả nổi bật sau hơn 4 năm thực hiện Thông tư 17 tại tỉnh Bắc Giang, Hội CTĐ tỉnh làm việc, thống nhất với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Y tế về Kế hoạch thành lập điểm sơ cấp cứu (SCC) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2014 -2018.

2
Giảng viên- Tập huấn viên SCC cấp tỉnh giảng, làm mẫu Tại lớp Tập huấn SCC, Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật SCC Dị vật đường thở cho TNV của 20 Điểm SCC huyện Lục Ngạn (ngày 15-16/03/2016).

Ký kết chương trình phối hợp hàng năm (2015 - 2019) giữa Hội CTĐ tỉnh với Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh về ATGT và sơ cấp cứu. Hội CTĐ tỉnh chỉ đạo các huyện/thành Hội báo cáo cấp ủy, chính quyền, Ban ATGT, ngành y tế địa phương khảo sát, lựa chọn địa điểm đặt điểm SCC và lựa chọn tình nguyện viên (TNV) thành lập 122 Điểm SCC.

Tỉnh Hội có văn bản chỉ đạo các huyện/thành Hội có điểm SCC phối hợp với Phòng Y tế tại địa phương làm hồ sơ và thẩm định, Sở Y tế đã cấp Giấy phép hoạt động cho 150 Trạm, Điểm SCC theo đúng qui định của Thông tư 17, đạt 95% tổng số trạm, điểm SCC, là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc về công tác này.

3
Năm 2017, Hội CTĐ tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn kỹ thuật SCC và cấp Giấy chứng nhận cho các TNV SCC các Điểm SCC được thành lập tại các huyện/thành phố trong tỉnh. (Trong ảnh: Tập huấn SCC cho 20 Điểm SCC tại huyện Lục Ngạn, tổ chức ngày 11/04/2017).

Theo đó, do thực hiện đồng bộ các khâu, bước và thẩm định kỹ lưỡng nên các điểm, trạm, tổ xe ôm SCC được đặt tại ven đường nơi ngã 3, ngã tư, cổng trường học, nơi đông người qua lại, đường cong, đường dốc, khuất tầm nhìn, nơi có nguy cơ hay xảy ra tai nạn, hộ gia đình cho mượn địa đểm đặt Điểm SCC cũng chính là tình nguyện viên SCC.

4
Bà Ma Thị Thìn Nga – Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, ông Phan Trọng Quyền - Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Bắc Giang (áo trắng) trao biển Điểm và dụng cụ SCC trong chương trình công bố Quyết định thành lập 47 Điểm SCC, trao tặng ngày 28/04/2017.

Tính đến tháng 3/2019, tỉnh Bắc Giang có 160 trạm, điểm, tổ xe ôm SCC (trong đó có 01 Trạm SCC, 156 Điểm SCC, 03 tổ xe ôm SCC) được duy trì và hoạt động có hiệu quả tại các địa phương, cụ thể là: Huyện Lạng Giang (1 Trạm SCC và 19 Điểm SCC), huyện Lục Ngạn (20 Điểm SCC), huyện Lục Nam (21 Điểm SCC), huyện Yên Thế (19 Điểm SCC), huyện Yên Dũng (23 Điểm SCC), huyện Hiệp Hòa (20 Điểm SCC), Thành phố Bắc Giang (12 Điểm SCC và Tổ xe ôm), huyện Việt Yên (10 Điểm SCC), huyện Sơn Động (10 Điểm SCC) và huyện Tân Yên (5 Điểm SCC).

7
Hội CTĐ tỉnh tổ chức 13 lớp tập huấn nhắc lại SCC cho TNV sơ cấp cứu của các Trạm, điểm SCC toàn tỉnh năm 2018 (Trong ảnh: Tập huấn kỹ thuật SCC nhắc lại tại huyện Việt Yên năm 2018).
ctd-bac-giang-1
Hội CTĐ tỉnh tổ chức lớp tập huấn nhắc lại kỹ thuật SCC cho TNV SCC năm 2019.

Hàng năm, với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước tỉnh cấp, Hội Chữ thập đỏ tỉnh chủ động tổ chức tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu và tập huấn nhắc lại kỹ thuật SCC cho 100% TNV SCC, tổ chức chương trình công bố Quyết định thành lập mới Điểm SCC và tổ chức trao số dụng cụ SCC theo đúng quy định.

Từ năm 2014 đến nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tập huấn cho trên 2.000 lượt tình nguyện viên các trạm, điểm, tổ xe ôm SCC và hàng trăm lượt cán bộ, công nhân, lái xe về kỹ thuật SCC.

Đặc biệt, 10 kỹ thuật SCC cơ bản được củng cố, ôn lại kiến thức lý thuyết và nắm vững kỹ thuật thực hành, thảo luận, trao đổi các tình huống đã gặp trên thực tế đó là: kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp; SCC nạn nhân bất tỉnh và kỹ thuật đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn; SCC dị vật đường thở; SCC chảy máu - sốc; SCC vết thương phần mềm; SCC tổn thương xương; SCC bỏng, điện giật, đuối nước; kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn... giúp các TNV có năng lực hỗ trợ cho người bị tai nạn khi tham gia giao thông, lao động, sinh hoạt tại cộng đồng với mục đích nhân văn nhân đạo cao cả.

Nông Linh

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/hoi-chu-thap-do-tinh-bac-giang-day-manh-so-cap-cuu-dua-vao-cong-dong-a15545.html