Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến nhất với tỷ lệ người mắc chiếm 60% dân số, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Nếu không điều trị triệt để, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ hẹp thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản. Vậy nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày là gì? Trong bài viết này, DeHP sẽ chỉ ra 3 nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Trào ngược dạ dày là tình trạng van dạ dày (cơ vòng thực quản dưới) bị tổn thương, không thể thực hiện chức năng đóng mở linh hoạt khiến cho dịch dạ dày (bao gồm pepsin, thức ăn, dịch mật...) trào ngược lên thực quản. Theo đó, cơ thể sẽ có các hiện tượng nôn, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị...
Theo các chuyên gia tiêu hóa, có 4 nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày phổ biến như sau:
Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh và chất xơ, uống nhiều rượu, uống nhiều cafe... sẽ làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tăng sản xuất acid, từ đó kích thích van dạ dày mở ra và gây trào ngược.
Ngoài ra, thói quen ăn đêm rồi ngủ ngay cũng khiến dạ dày phải làm việc không ngừng nghỉ, lâu ngày dẫn đến suy yếu dạ dày và chức năng tiêu hóa kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày.
Cách khắc phục:
Với nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày này, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn. Cụ thể, về chế độ ăn uống, nên tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ, chất béo tốt và lợi khuẩn như: rau củ, hạnh nhân, óc chó, sữa chua, yến mạch... Song song với đó hãy hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, rượu bia, các chất kích thích... Trong quá trình ăn chú ý ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn, không ăn đêm, tránh nằm ngay sau khi ăn.
Căng thẳng và stress sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol làm tăng lượng acid HCI và pepsin, khiến quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh, van dạ dày mở rộng và thức ăn bị đẩy lên trên thực quản. Ngoài ra, chất cortisol này còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản khiến thực quản suy yếu, không có khả năng chống lại thức ăn trào ngược.
Cách khắc phục:
Luôn cố gắng giữ trạng thái tinh thần cân bằng nhất, tránh suy nghĩ nhiều, làm việc căng thẳng... Hãy kết hợp thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, làm những công việc bản thân yêu thích để có một tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP được xem là nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày hàng đầu. Giải thích cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: HP là vi khuẩn gram âm, chúng có khả năng tiết ra enzyme và các nội độc tố làm mỏng niêm mạc dạ dày, hình thành các vết viêm loét và tạo ra các cảm giác khó chịu, trong đó có trào ngược. Bên cạnh đó, HP còn kích thích lượng acid tiết ra nhiều hơn. Khi lượng acid bị đẩy lên quá cao sẽ khiến van dạ dày bị tổn thương và mở ra, gây ra hiện tượng thức ăn bị trào ngược lên thực quản và cổ họng.
Cách khắc phục:
Nếu như nguyên nhân trào ngược dạ dày do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc tâm lý thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại lối sống là bệnh sẽ cải thiện. Nhưng, với nguyên nhân do bệnh viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP thì người bệnh cần phải thực hiện đào thải vi khuẩn HP càng sớm càng tốt. Bởi vì, chỉ cần còn vi khuẩn HP, bệnh dạ dày không bao giờ khỏi và hiện tượng trào ngược dạ dày cũng không thể chấm dứt.
Tuy nhiên, việc đào thải vi khuẩn HP hiện nay đang có nhiều khó khăn khi HP kháng kháng sinh đang ở mức báo động (tỷ lệ HP kháng thuốc sau 2-3 lần đã lên tới 94,3% với Clarithromycin, 48,6% với Levofloxacin và tỷ lệ HP kháng đa thuốc đạt 45,7% (theo nghiên cứu của Bác sĩ Tiến sĩ Đặng Ngọc Quý Huệ đăng trên tạp chí Dược học năm 2018). Thêm nữa việc điều trị HP bằng kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ, có thể gây mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy... cho người bệnh. Do đó, việc sử dụng đơn độc kháng sinh để trị trào ngược dạ dày không phải là giải pháp được đánh giá cao.
Trước tình hình đó, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang (Giáo sư về Vi sinh và Sinh học Phân tử Đại học Berlin, Cố vấn cấp cao chính phủ Đức, CEO tập đoàn Novozymes Đan Mạch) đã nghiên cứu ra 1 loại lợi khuẩn duy nhất trên thế giới có khả năng đào thải trực tiếp vi khuẩn HP có tên Pylopass. Sự ra đời của Pylopass được xem là bước đột phá của nền y học trong việc "xử lý" khuẩn HP một cách hiệu quả và an toàn.
Theo Giáo sư Christine Lang: Pylopass hoạt động theo cơ chế thông minh nên có khả năng nhận diện và bắt cặp với vi khuẩn HP, từ đó kết lại thành khối đông tụ và bị hệ tiêu hóa đào thải trực tiếp ra ngoài. Quá trình này không hề gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và tuyệt đối không gây ra tác dụng phụ. Điều này đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy: 100% trường hợp tham gia thử nghiệm đều có kết quả đào thải HP từ dương tính về âm tính sau thời gian từ 2 tuần - 2 tháng.
Hiện, Pylopass đang được ứng dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và cũng được chứng nhận là nguyên liệu tiên tiến nhất có khả năng đào thải trực tiếp được vi khuẩn HP. Và tại Việt Nam, các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu cũng đã nhanh chóng ứng dụng Pylopass trong bộ sản phẩm DeHP với dạng bào chế độc quyền để Pylopass phát huy được tối đa hoạt lực.
Đặc biệt, trong DeHP, Pylopass kết hợp cùng với Curcuminoid và Tinh chất Cam thảo hiệp đồng tác dụng làm lành các ổ viêm loét và xoa dịu tổn thương do vi khuẩn HP gây ra. Nhờ đó, hiệu quả đem lại toàn diện hơn hẳn các sản phẩm khác trên thị trường.
Theo TS.BS Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y Học cổ truyền Quân Đội): Sự kết hợp giữa các thành phần trong DeHP là sự kết hợp hài hòa, vừa giúp đào thải HP vừa giúp xua tan các triệu chứng khó chịu như trào ngược, đau tức thượng vị... Khi kết hợp DeHP với kháng sinh sẽ nâng cao hiệu quả trị bệnh lên tới 80% (Nếu chỉ dùng kháng sinh đơn độc hiệu quả khoảng 50%).
Đánh giá về DeHP, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Khi kết hợp DeHP với kháng sinh sẽ làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh, đồng thời tăng hiệu quả điều trị bệnh dạ dày lên.
Với DeHP, nguyên nhân trào ngược dạ dày được “xử lý” triệt để, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Vì vậy, 99% người bệnh trào ngược cảm thấy hài lòng về kết quả thu được chỉ sau 1 liệu trình sử dụng DeHP.
Ngọc Hà
Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/3-nguyen-nhan-benh-trao-nguoc-da-day-pho-bien-nhat-va-cach-khac-phuc-tan-goc-a14027.html