3 sai lầm của người đau dạ dày khiến bệnh tái phát liên tục

(NĐ&ĐS) - Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa. Trên thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày là 5-10% dân số và tại Việt Nam con số này là 7% (gần 7 triệu người). Điều đáng lo ngại là đau dạ dày không được điều trị dứt điểm, thường xuyên tái phát sẽ tạo mầm mống hình thành căn bệnh ung thư.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hồ, chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội, nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân chính của tình trạng đau dạ dày là do 3 sai lầm người bệnh dạ dày hay mắc phải: Không điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, không tuân thủ liệu trình điều trị và không điều trị nguyên nhân bệnh, chỉ điều trị triệu chứng.

Sai lầm 1: Đau dạ dày do không điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh dạ dày ghé thăm đó là sinh hoạt không khoa học. Việc này bao gồm ăn uống không điều độ, thường xuyên thức khuya, căng thẳng và stress kéo dài... Tuy nhiên nhiều người không ý thức được điều đó hoặc biết nhưng không điều chỉnh nổi nhịp sinh hoạt vì quá bận rộn. Vì vậy, sau khi vừa chữa khỏi bệnh dạ dày, người bệnh lại tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt không khoa học này khiến bệnh tái phát.

DeHP1
Ăn uống vô độ là thủ phạm hàng đầu gây loét, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Sai lầm 2: Không tuân thủ liệu trình điều trị

Bệnh lý dạ dày rất phức tạp, gồm nhiều nhóm bệnh khác nhau. Khi kê thuốc điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị tất cả các vấn đề mà dạ dày người bệnh đang gặp phải dựa trên cơ sở thăm khám, chẩn đoán trước đó.

Với phác đồ điều trị đúng chuẩn, đa số người bệnh sẽ thấy các cơn đau và tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược hay buồn nôn giảm dần tới mất hẳn mặc dù đơn thuốc vẫn chưa dùng hết. Lúc này, nhiều bệnh nhân vì quên hoặc chủ quan mà ngưng sử dụng thuốc trước thời hạn bác sĩ chỉ định. Các chuyên gia cho biết, triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm nhưng thực chất vi khuẩn HP vẫn còn, chúng lại nhanh chóng tạo ra các tổn thương và tiếp tục gây đau. Do đó, khi bỏ dở liệu trình thuốc sẽ dẫn đến tình trạng bệnh chưa khỏi hẳn, nhanh chóng tái phát trở lại. Nghiêm trọng hơn, còn dẫn tới tình trạng HP kháng kháng sinh.

Sai lầm 3: Chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân sâu xa

Phần lớn người Việt Nam có thói quen tự ý mua thuốc điều trị triệu chứng bệnh mà không thăm khám để điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh dạ dày, không ít bệnh nhân thấy đau, bỏng rát vùng bụng, ợ hơi, ợ chua... liền ra nhà thuốc hỏi mua thuốc điều trị các vấn đề này. Sau 1 thời gian uống thuốc, triệu chứng bệnh giảm bởi vết loét dạ dày đang lành lại, còn nguyên nhân sâu xa gây ra vết loét là vi khuẩn HP thì vẫn chưa được đào thải.

DeHP2
Lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe

HP là một trong số ít vi khuẩn tồn tại được trong môi trường dịch vị dạ dày. Chúng hoạt động theo cơ chế tăng tiết men urease giúp phân hủy urease thành amoniac và tạo ra môi trường kiềm xung quanh nó để chống lại được acid dịch vị dạ dày. Chất này cùng với chất độc tế bào cytokine phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày, làm mất đi lớp bảo vệ thành niêm mạc dạ dày.

HP tồn tại trong dạ dày sẽ sinh nội độc tố vi khuẩn, gây tổn thương trực tiếp các tế bào biểu mô dạ dày, long tróc tế bào, tạo điều kiện cho acid - pepsin thấm vào tiêu hủy, gây viêm trợt, loét, thậm chí là ung thư dạ dày.

Với cơ chế hoạt động như vậy, HP liên tục khiến cho dạ dày bị tổn thương. Dù người bệnh có điều trị các vết loét bằng cách nào thì cũng không thể dứt điểm, chỉ cần HP còn trong dạ dày, chúng sẽ tiếp tục làm bệnh tái phát.

Giải pháp trị dứt điểm bệnh đau dạ dày

Theo các chuyên gia, đau dạ dày là bệnh lý phức tạp nên việc điều trị cũng cần kết hợp nhiều yếu tố. Việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là tránh hoàn toàn 3 sai lầm kể trên. Dừng thói quen sinh hoạt không khoa học, tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị thuốc của bác sĩ và quan trọng nhất là phải đào thải HP khỏi dạ dày – Nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát, mầm mống của bệnh ung thư.

DeHP3
Tình trạng kháng thuốc khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn

Đối với vi khuẩn HP, chỉ dùng đơn độc kháng sinh rất khó đem lại hiệu quả tối ưu bởi tỷ lệ HP kháng kháng sinh đang ngày càng tăng cao. Theo thống kê, có nhiều loại kháng sinh đã bị HP đã kháng đến 40 – 60%, điển hình như clarithromycin, Levofloxacin...

Để nâng cao hiệu quả đào thải HP khỏi dạ dày, nhóm Giáo sư người Đức thuộc tập đoàn Novozymes Đan Mạch đã nghiên cứu ra Pylopass™ (gọi tắt là Pylopass). Pylopass là chủng lợi khuẩn đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và đào thải trực tiếp HP ra khỏi dạ dày theo đường tiêu hóa.

Hiện nay Pylopass đang được ứng dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới giúp hàng tỷ bệnh nhân tạm biệt bệnh đau dạ dày, ngăn ngừa tái phát trở lại. Và thật tuyệt vời, Việt Nam cũng đã có sản phẩm dành cho người đau dạ dày, ứng dụng độc quyền bào chế Pylopass trong sản phẩm DeHP và DeHP Kids do công ty Dược phẩm Việt Đức phân phối. Đây là 1 trong những đơn vị phân phối dược phẩm hàng đầu Việt Nam, có hơn 14 năm kinh nghiệm với các sản phẩm nổi tiếng như Bioacimin, TD care…

DeHP4
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DeHP

DeHP là sự kết hợp giữa thành tựu y học thế giới và tinh hoa y học dân tộc trong trị bệnh dạ dày. Với thành phần gồm Pylopass được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn Novozymes Đan Mạch kết hợp với tinh chất Cam thảo và Curcuminoids, DeHP đem lại tác dụng kép: Trị lành vết loét và đào thải HP. Theo đó, các tổn thương ở dạ dày sẽ được hồi phục, đồng thời nguyên nhân khiến bệnh dạ dày tái phát là HP cũng được “xử lý” tận gốc.

Sau khi sử dụng DeHP khoảng 2 tuần, các triệu chứng bệnh dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, trào ngược… sẽ được cải thiện rõ rệt. Và khi hoàn thiện liệu trình (chỉ từ 2-3 tháng), người bệnh sẽ hoàn toàn thoải mái với dạ dày khỏe mạnh, khỏi lo biến chứng.

Khi đã “tống khứ” được HP, người bệnh cần tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Thực hiện tốt những điều này cũng là cách để dạ dày bạn luôn khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP rất dễ xâm nhập và lây lan trong công đồng thông qua thói quen ăn uống chung của người Việt. Vì vậy, sau khi đã đào thải sạch hết HP thì người bệnh cũng cần chú ý tới thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình. Cụ thể là không ăn chung bát, chung đũa, không chấm chung bát nước chấm…

Tuy nhiên, các thói quen này cũng khó có thể đảm bảo tránh tuyệt đối nguy cơ HP xâm nhập trở lại. Do đó, người bệnh nên duy trì 1 năm đào thải HP 2 lần bằng cách dùng DeHP cách nhau 6 tháng. Đây là cách toàn diện nhất để bảo vệ dạ dày khỏi HP xâm nhập gây bệnh dạ dày và các biến chứng nguy hiểm nhất. 

PV

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/3-sai-lam-cua-nguoi-dau-da-day-khien-benh-tai-phat-lien-tuc-a13917.html