Cải tạo chung cư cũ: Đâu là chỗ vướng mắc trong chính sách?

Thành phố Hà Nội đang có khoảng gần 1.500 chung cư cũ, trong đó có rất nhiều khu chung cư được cơ quan chức năng đánh giá ở cấp độ “nguy hiểm”. Trước sự biến đổi khí hậu trên Thế giới diễn biến rất phức tạp, nếu tại khu vực Hà Nội xảy ra động đất từ 3 đến 5 độ richte thì các chung cư cũ khó có thể trụ vững, tiềm ẩn nguy cơ gây thương vong rất lớn cho nhân dân.

Đâu là những vướng mắc trong cơ chế chính sách để phá bỏ chung cư cũ xây dựng mới tại Hà Nội và một số đô thị lớn ở nước ta hiện nay?

mi
Ông Nguyễn Văn Mí (Tập đoàn Sao Mai Hà Nội).

Theo tôi: Nghị định 101/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2015 và cho tới nay đã thấy rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho UBND các Tỉnh (Thành phố) và các Doanh nghiệp tham gia việc xây dựng lại chung cư cũ thành tòa nhà mới, dẫn đến việc không có chung cư cũ nào được cấp Quyết định đầu tư để xây dựng lại chung cư cũ thành tòa nhà mới trong thời gian từ năm 2015 đến nay.

Các bất cập trong Nghị định 101/2015/NĐ-CP là: Không quy định thời gian cụ thể để UBND Tỉnh (Thành phố) phải phê duyệt quy hoạch các chung cư cũ bao gồm các chỉ tiêu quy hoạch để cấp phép xây dựng và để các Nhà Đầu tư tính toán khi tham gia đấu thầu lựa chọn làm Chủ Đầu tư. Do vậy bà con nhân dân và Nhà đầu tư phải chờ và không biết đến khi nào UBND Tỉnh (Thành phố) mới phê duyệt quy hoạch;

Thứ hai: Thiếu quy định cụ thể quy trình đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thành Chủ đầu tư để thực hiện dự án xây dựng lại chung cư cũ thành tòa nhà mới;

Thứ ba: Thiếu trình tự các bước thủ tục cụ thể của các Sở, Ban, ngành và UBND Tỉnh (Thành phố) thực hiện Dự án xây dựng lại chung cư cũ thành tòa nhà mới vì thế dự án bị kéo dài thời gian gây thiệt hại, lãng phí cho Quốc Gia. Ở một số nước trên thế giới như nước Đức, pháp luật quy tội lãng phí cao hơn tội tham nhũng;

Thứ tư: Thiếu quy định cụ thể về việc khi Chủ đầu tư đã ký Hợp đồng về hỗ trợ di dời tạm cư và tái định cư với các chủ sở hữu đạt được trên 70% tổng số các chủ sở hữu căn hộ thì UBND Tỉnh (Thành phố) phải ra Quyết định di dời các hộ thiểu số còn lại vì thiểu số các chủ sở hữu căn hộ phải tuân theo đa số các Chủ sở hữu căn hộ đã ký Hợp đồng với Nhà đầu tư về hỗ trợ di dời tạm cư và tái định cư;

Thứ năm: Không quy định cụ thể quy trình giải quyết Chủ đầu tư khi Chủ đầu tư vi phạm dừng thi công xây dựng tòa nhà mới quá 90 ngày với bất kỳ lý do gì dẫn đến dự án bị kéo dài nếu Chủ đầu tư không thực hiện được.

cai tao chung cu cu dau la cho vuong mac trong chinh sach
Thành phố Hà Nội có khoảng gần 1.500 chung cư cũ cần được đầu tư xây dựng lại.

Riêng đối với Thủ đô Hà Nội chúng tôi cho rằng, cần tổ chức lấy ý kiến của 1.500 Ban đại diện của 1.500 chung cư cũ thông các buổi hội thảo để trao đổi, thông nhất các điều khoản cho một Nghị định mới và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP cũ về quy trình thực hiện việc đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư để thực hiện Dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ thành tòa nhà mới trong thời gian sớm nhất.

Theo Nguyễn Văn Mí (Tập đoàn Sao Mai Hà Nội)/baoxa

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/cai-tao-chung-cu-cu-dau-la-cho-vuong-mac-trong-chinh-sach-a13157.html